Banner
Banner dưới menu

TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI CẤP TÍNH

(Cập nhật: 2/12/2022)

TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI CẤP TÍNH

1. ĐỊNH NGHĨA

Tắc động mạch chi cấp tính là tình trạng giảm đột ngột tưới máu động mạch của chi,

được đặc trưng bởi đau liên tục, loét hay hoại tử. Nguyên nhân thường hay gặp là

thuyên tắc mạch do huyết khối. Các triệu chứng cấp tính, diễn ra dưới hai tuần, cần

xử trí kịp thời vì nguy cơ cắt cụt chi rất cao (30%), thậm chí tử vong (20%).

 

2. NGUYÊN NHÂN

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tắc động mạch chi dưới cấp:

2.1. Huyết khối từ xa

-  Huyết khối từ tim (80%): Sau nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, u nhầy nhĩ trái

-  Huyết khối từ khối phình, tách động mạch (lóc tách động mạch chủ, phình động

mạch chủ bụng, phình động mạch khoeo).

-  Huyết khối thường di chuyển đến các vị trí động mạch bị hẹp, vị trí có nhánh, vị

trí chia đôi. Các vị trí tắc động mạch cấp thường gặp:

+  Động mạch đùi: 28%

+  Động mạch cánh tay: 20%

+  Ngã ba chủ - chậu: 18%

+  Động mạch khoeo: 17%

+  Động mạch tạng và các động mạch khác: 9%

2.2. Huyết khối tại chỗ

-  Huyết khối tại vị trí hẹp động mạch do xơ vữa: Triệu chứng ít điển hình, tiên

lượng ít nặng nề hơn so với tắc động mạch chi dưới cấp trên nền mạch máu bình

thường do có tuần hoàn bàng hệ trước đó.

-  Tình trạng tăng đông máu: Rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải.

-  Hội chứng bẫy mạch khoeo.

-  U nang mạch máu.

-  Huyết khối trong mạch máu nhân tạo (Graft).

2.3. Chấn thương động mạch

-  Sau can thiệp nội mạch:  bóc tách động mạch cho các dụng cụ can thiệp: nong

bóng, đặt stent, guidewire, …

-  Sau chấn thương, đụng dập tại mạch.

 

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Thăm khám lâm sàng một cách cẩn thận cả hai chi dưới rất quan trọng để xác định

các dấu hiệu của thiếu máu chi cấp.

Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm  Sáu chữ P  điển hình (trong tiếng Anh) trong tắc

động mạch chi dưới cấp bao gồm:

-  Pain:      Đau

-  Pallor:     Tái nhợt hoặc tím

-  Poikilothermia:   Lạnh

-  Pulselessness:   Mất mạch

-  Paresthesia:     Rối loạn cảm giác

-  Paralysis:    Rối loạn giảm hoặc mất vận động

Ngoài ra, thăm khám lâm sàng còn có thể giúp đưa ra hướng xử trí sớm cho bệnh

nhân dựa trên phân loại của Rutherford cho bệnh động mạch chi dưới cấp tính. Ở

giai đoạn III, chi không còn khả năng cứu chữa bằng tái thông mạch máu (bảng 2).

3.2. Thăm dò cận lâm sàng

Tắc động mạch chi dưới cấp là bệnh lý  có thể chẩn đoán chỉ cần bằng thăm khám

lâm sàng.  Các thăm dò cận lâm sàng giúp khẳng định chẩn đoán cũng như đánh giá

mức độ, vị trí tắc động mạch chi dưới, các biến chứng, bệnh lý đi kèm... Tuy vậy,

việc sử dụng các  thăm dò này  không nên  làm chậm trễ quyết định phẫu thuật cho

bệnh nhân do nguy cơ cắt cụt chi và tử vong cao theo thời gian. Cần có sự điều phối

hợp lý thời gian tiến hành các thăm dò này.

3.2.1. Siêu âm Doppler mạch chi dưới

a. Giá trị của phương pháp:

-  Chẩn đoán nhanh vị trí tắc mạch

-  Có thể tiến hành ngay tại giường.

-  Phân biệt được tắc động  mạch  chi cấp do huyết khối từ xa hay huyết khối trên

nền xơ vữa.

-  Đánh giá tưới máu chi đoạn xa.

b. Hình ảnh siêu âm của tắc động mạch chi dưới cấp:

-  Siêu âm 2D: Hình ảnh huyết khối giảm âm lấp đầy lòng mạch, mức độ âm đồng

nhất nếu huyết khối từ xa, không đồng nhất nếu huyết khối trên nền xơ vữa. Trên

hình ảnh siêu âm động thấy biểu hiện rung lên của phần huyết khối tiếp giáp với

lòng mạch còn thông phía trước.

-  Siêu âm Doppler: Mất tín hiệu Doppler màu và xung trên đoạn mạch có huyết

khối lấp đầy. Phổ Doppler ngay trước vị trí tắc có dạng tăng sức cản và giảm tốc

độ. Phổ Doppler sau vị trí tắc có dạng tĩnh mạch, hoặc không ghi được nếu không

có tuần hoàn bàng hệ.

-  Khi siêu âm động mạch chi dưới, cần đặc biệt lưu ý vị trí tại động mạch chủ bụng

và động mạch khoeo xem có phình gây tình trạng huyết khối hay không.

3.2.2. Chụp động mạch chi dưới qua da hoặc chụp cắt lớp vi tính:

Giúp chẩn đoán xác định, cho phép dựng hình cây mạch máu để định hướng cho

phẫu thuật và phân biệt tắc mạch do huyết khối từ xa hay huyết khối tại chỗ:

-  Tắc mạch do huyết khối từ xa cho thấy hình ảnh cắt cụt đột ngột, đầu tù tròn.

Huyết khối thường nằm ở vị trí phân nhánh (như động mạch đùi chung chỗ tách

ra động mạch đùi nông và đùi sâu, động mạch khoeo, thân chày mác). Các mạch

máu khác thường không có dấu hiệu xơ vữa, hẹp tắc. Không nhìn thấy tuần hoàn

bàng hệ cấp máu cho đoạn xa.

-  Tắc mạch do huyết khối tại chỗ thường thấy hình ảnh cắt cụt nhọn hoặc hình nón.

Xơ vữa động mạch lan tỏa với sự phát triển mạnh của tuần hoàn bàng hệ.

3.2.3. Điện tâm đồ

-  Đánh giá có rung nhĩ hay không.

-  Nếu điện tâm đồ là nhịp xoang, mà tổn thương tắc động mạch chi dưới cấp do

huyết khối từ xa, cần làm điện tâm đồ 24h sau khi phẫu thuật ổn định để loại trừ

rung nhĩ cơn.

3.2.4. Xét nghiệm máu

-  Xét nghiệm máu nhằm đánh giá các chức năng cơ bản, chuẩn bị phẫu thuật và

đánh giá tình trạng nặng do tắc mạch cấp: Công thức máu, đông máu cơ bản, HIV, viêm gan B, C, sinh hoá  máu cơ bản (điện giải đồ, men creatine phosphokinase, creatinin máu, CRP).

-  Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân: Một số bệnh nhân có thể cần làm thêm

kháng thể kháng nhân, định lượng protein C, protein S, antithrombin III, beta2-glycoprotein, kháng thể kháng cardiolipin, để đánh giá tình trạng tăng đông.

 

4. ĐIỀU TRỊ

Ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán tắc động mạch chi dưới cấp, cần cho ngay

heparin không phân đoạn nhằm ngăn ngừa huyết khối tiến triển ở cả động mạch và

tĩnh mạch do tình trạng dòng chảy chậm và bất động. Heparin không phân đoạn được

cho với liều nạp 60 - 70 UI/kg (tối đa 5000UI) sau đó duy trì đường tĩnh mạch 12 -15 UI/kg/h (tối đa 1000 UI/h). Chỉnh liều để aPTT (bệnh/chứng) đạt mục tiêu 1,5  -2,3 hoặc aPTT 46-70 giây theo dõi 4 - 6 giờ/lần. Tiếp theo là các chiến lược điều trị theo giai đoạn tổn thương. Cần lưu ý là các giai đoạn có sự tiến triển nhanh nên các quyết định phải hết sức kịp thời.

4.1. Giai đoạn Rutherford I

-  Chỉ định phẫu thuật lấy huyết khối bằng sonde Fogarty là lựa chọn hàng đầu.

-  Tiêu sợi huyết tại chỗ đường động mạch là một biện pháp  thay thế cho phẫu thuật

ở một số bệnh nhân nhất định.  Tuy nhiên mức độ thiếu máu càng nặng và thời

gian khởi phát triệu chứng càng kéo dài thì tác dụng của tiêu sợi huyết càng hạn

chế.

-  Mặc dù một số bệnh nhân vẫn cần phẫu thuật sau điều trị tiêu sợi huyết, nhưng

mức độ nặng nề và phức tạp của phẫu thuật thường ít hơn so với những bệnh

nhân không được dùng tiêu sợi huyết trước đó.

-  Một số đặc điểm gợi ý chọn tiêu sợi huyết hay phẫu thuật lấy huyết khối:

+  Nguyên nhân của tắc động mạch cấp tính: Huyết khối từ xa hay tại chỗ.

+  Vị trí và chiều dài của tổn thương.

+  Thời gian diễn biến triệu chứng.

+  Tĩnh mạch nông tự thân có phù hợp để làm cầu nối.

-  Ví dụ: Huyết khối chạc ba động mạch  đùi chung  –  đùi  nông  –  đùi  sâu  là vị trí

thích hợp để phẫu thuật lấy huyết khối. Huyết khối ở đoạn xa như động mạch

chày trước hay động mạch chày sau nên được điều trị bằng tiêu sợi huyết.

-  Hút huyết khối qua đường ống thông có thể được chọn lựa cho một số trường

hợp và phụ thuộc kinh nghiệm và trang thiết bị có sẵn (máy hút huyết khối chuyên

dụng – Angio Jet).

4.2. Giai đoạn Rutherford II

-  Bệnh nhân tắc động mạch chi dưới cấp có đe doạ chi cần được phẫu thuật lấy

huyết khối cấp cứu và/hoặc bắc cầu nối. Có thể sử dụng phương pháp can thiệp

hút huyết khối qua đường ống thông.

-  Phẫu thuật viên cân nhắc mở cân cơ chi dưới để dự phòng hội chứng chèn ép

khoang nếu cần.

4.3. Giai đoạn Rutherford III

-  Bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt cụt chi cấp cứu.

-  Vị trí cắt cụt hoàn toàn có thể quyết định bằng thăm khám lâm sàng mà không

cần chụp động mạch chi dưới.

-  Phẫu thuật cắt cụt chi chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng đái máu, suy thận, tăng

kali máu, sốc nhiễm trùng - nhiễm độc, thậm chí tử vong.

4.4. Điều trị sau phẫu thuật:

-  Heparin được dùng trước, trong và ngay sau phẫu thuật.

-  Khi tình trạng phẫu thuật ổn định, thuốc kháng vitamin K được được dùng gối

với heparin, với đích điều trị INR 2-3.

-  Tuỳ theo nguyên nhân huyết khối, một số trường hợp bệnh nhân có thể dùng kéo

dài, thậm chí suốt đời.

-  Một số trường hợp chống chỉ định dùng kháng vitamin K, có thể dùng kháng kết

tập tiểu cầu thay thế.

-  Nếu nguyên nhân tắc động mạch chi cấp do nguyên nhân huyết khối từ xa, cần

phải tìm nguồn gốc huyết khối và điều trị  bệnh lý có liên quan (rung nhĩ, phình

động mạch, nhồi máu cơ tim…)

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên – Bộ Y Tế

 

(Lượt đọc: 4021)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ