Banner
Banner dưới menu

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (13)

(Cập nhật: 28/11/2017)

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (13)

XVI.180. KỸ THUẬT ĐÓNG KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ khoảng trên cung hàm bằng dịch chuyển các răng với khí cụ tháo lắp trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khe thưa trên cung răng.

- Khoảng trống sau mất răng.

- Khoảng trống sau nhổ răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn

- Chun liên hàm.

- Bút chì ….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ đóng khoảng trên mẫu:

+ Các móc để kéo răng nanh di xa.

+ Các móc ở nền hàm phía vòm miệng làm neo chặn kéo răng nanh.

3.2 Làm khí cụ đóng khoảng. Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3. Đặt khí cụ điều trị đóng khoảng

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp và mắc chun kéo.

+ Vệ sinh và bảo quản khí cụ.

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ 2 tuần/lần:

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng và các răng

- Điều chỉnh khí cụ và chun kéo với lực phù hợp.

- Khi răng nanh đã di chuyển về vị trí phía xa, thì lặp lại quy trình di các răng cửa ra sau để đóng khoảng trước răng nanh bằng khí cụ tháo lắp khác.

3.5 Điều trị duy trì.

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng, nếu khoảng đã được đóng kín thì ngừng tác dụng lực

- Đeo duy trì khí cụ trong vòng 3-6 tháng.

3.6 Kết thúc điều trị.

Khi cung răng đã ổn định sau giai đoạn duy trì thì kết thúc điều trị và tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác nếu cần.

XVI.181. KỸ THUẬT NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị các rối loạn hẹp cung răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

Cung răng hẹp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Hàm hẹp nguyên nhân do xương.

- Người bệnh ở thời kỳ hết giai đoạn tăng trưởng.

- Có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn

- Bút chì ….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric đánh giá tình trạng hẹp cung răng.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp với ốc nong trên mẫu.

3.2. Làm khí cụ nong hàm.

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 . Lắp khí cụ điều trị nong hàm trên miệng

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh và bảo quản khí cụ.

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

+ Cách điều chỉnh ốc nong.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ hàng tuần:

+ Theo dõi tình trạng cung răng và hàm.

+ Điều chỉnh khí cụ cho phù hợp.

3.5 Điều trị duy trì.

- Đánh giá tình trạng cung răng và hàm, nếu cung răng và hàm đã được nong đủ rộng thì ngừng tác dụng lực

- Đeo duy trì khí cụ trong vòng 3-6 tháng.

3.6 Kết thúc điều trị.

Khi cung răng đã ổn định sau giai đoạn duy trì thì kết thúc điều trị và tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác nếu cần.

XVI.182. NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ tháo lắp, tạo lập khớp cắn loại I bằng đưa hàm dưới ra trước .

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới .

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ở giai đoạn hết thời kỳ tăng trưởng.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm mỏ chim….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp lá.

- Giấy cắn.

- Bút chì vẽ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang Panorama, Cephalometry… đánh giá tình trạng lệch lạc xương hàm và răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Lấy khớp sáp ghi tương quan hai hàm khi người bệnh đưa hàm dưới ra trước đạt được tương quan răng nanh là loại I.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu:

+ Hàm Monoblock, hoặc hàm Bionator, hoặc hàm Twinblock.

+ Đặt ốc nong ở phần giữa nền hàm trên nếu hàm hẹp.

+ Móc Adams và cung ngoài cho hàm Monoblock hoặc hàm Bionator.

3.2 Làm khí cụ

- Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Thử và đặt khí cụ trên miệng.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng:

+ Tháo và đeo khí cụ.

+ Vệ sinh và bảo quản.

+ Chỉnh ốc nong hàm nếu có.

+ Thời gian đeo.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm theo chiều trước sau và theo chiều ngang.

- Tác động khí cụ:

+ Nong hàm,

+ Chỉnh dây cung.

+ Mài chỉnh phần nhựa của khí cụ….

3.5 Điều trị duy trì

- Ngừng tác động lực và điều trị duy trì khi tương quan 2 hàm đã đạt mục tiêu điều trị bao gồm:

+ Khớp cắn răng nanh loại I.

+ Tương quan theo chiều ngang có múi ngoài răng hàm hàm trên trùm ra ngoài răng hàm hàm dưới. Thời gian duy trì 9-12 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

- Kết thúc điều trị duy trì khi tương quan 2 hàm đã ổn định.

- Tháo bỏ khí cụ điều trị và chuyển điều trị giai đoạn tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

- Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị khớp thái dương hàm và tạm ngừng đeo khí cụ, chỉnh sửa hoặc làm lại hàm khác.

2. Sau điều trị

Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị khớp thái dương hàm.

XVI.183. QUY TRÌNH DUY TRÌ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Duy trì kết quả là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng nhằm tránh tái phát, được thực hiện sau khi tháo khí cụ nắn chỉnh răng.

Khí cụ duy trì tháo lắp có ưu điểm là dễ vệ sinh nhưng đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong việc đeo khí cụ.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp sau khi tháo khí cụ nắn chỉnh răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Dụng cụ: kìm tác dụng hàm, thìa lấy dấu…

- Vật liệu: chất lấy dấu, thạch cao đá…

3. Người bệnh

- Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

- Người bệnh đã được tháo khí cụ nắn chỉnh răng.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Lần hẹn 1:

- Lấy dấu.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- Thiết kế khí cụ duy trì trên mẫu.

- Làm khí cụ duy trì loại tháo lắp tại Labo.

3.2. Lần hẹn 2:

- Kiểm tra khí cụ duy trì theo đúng tiêu chuẩn.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp,

+ Vệ sinh khí cụ,

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.3.Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám định kỳ 2-3 tháng/lần:

+ Kiểm tra tình trạng hàm răng xem có tái phát không.

+ Kiểm tra tình trạng khí cụ và điều chỉnh nếu cần.

3.4 Kết thúc điều trị duy trì:

- Thông thường thời gian điều trị duy trì từ 1-2 năm hoặc lâu hơn.

- Tháo khí cụ và kết thúc quá trình điều trị.

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy khí cụ: điều trị tổn thương, làm lại khí cụ khác.

XVI.184. KỸ THUẬT NẮN CHỈNH RĂNG XOAY SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị răng xoay trục, chỉnh răng trở lại đúng trục giải phẫu bằng khí cụ tháo lắp trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng xoay trục.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng bị dính khớp (ankylosis).

- Có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ trên mẫu:

- Lấy dấu hàm răng bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ điều trị răng xoay trên mẫu:

+ Tay gạt đàn hồi hoặc cung trong tại vị trí răng xoay.

+ Nền hàm.

+ Các móc lưu giữ.

3.2. Làm khí cụ điều trị

Thực hiện tại labo theo thiết kế.

3.3. Lắp khí cụ điều trị:

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh khí cụ.

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng: ít nhất 20 h/ngày.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ 2-3 tuần/lần.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng xoay của răng điều chỉnh.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng mô quanh răng và mức độ lung lay của răng điều trị.

- Điều chỉnh lực xoay trên khí cụ cho phù hợp.

- Hướng dẫn thêm người bệnh cách vệ sinh răng miệng và sử dụng khí cụ nếu cần.

3.5. Điều trị duy trì:

- Khi răng xoay đã điều chỉnh về đúng trục giải phẫu thì điều trị duy trì kết quả:

+ Chỉnh cánh tay gạt ở vị trí thụ động.

+ Thời gian duy trì 6 -12 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

Tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Lung lay răng xoay quá mức: Điều chỉnh lại lực xoay.

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương

2. Sau điều trị

- Răng xoay chết tủy: Điều trị tủy.

XVI.185. GIỮ KHOẢNG RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị giữ khoảng trên cung răng trong thời gian răng vĩnh viễn tương ứng chưa mọc bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng hàm sữa sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ trên mẫu:

- Lấy dấu hàm răng bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ điều trị giữ khoảng trên mẫu:

+ Bộ phận giữ khoảng.

+ Nền hàm.

+Các móc lưu giữ.

3.2. Làm khí cụ điều trị

- Thực hiện tại labo theo thiết kế.

3.3. Lắp khí cụ điều trị:

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh khí cụ.

+ Đeo khí cụ liên tục.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ 2-3 tháng/lần.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng giữ khoảng.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng mọc răng vĩnh viễn tương ứng trên lâm sàng và X quang.

- Chỉnh sửa khí cụ cho phù hợp.

- Hướng dẫn thêm người bệnh cách vệ sinh răng miệng và sử dụng khí cụ nếu cần.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Đánh giá tình trạng mọc răng vĩnh viễn tương ứng.

- Khi răng vĩnh viễn mọc ngang cổ răng bên cạnh thì kết thúc điều trị.

- Tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

XVI.186. KỸ THUẬT NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị lệch lạc răng đơn giản bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khớp cắn ngược dạng nhẹ.

- Răng trước xoay nhẹ.

- Độ cắn chìa tăng nhẹ.

- Khe thưa.

- Cung răng hẹp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khớp cắn lệch lạc phức tạp.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp:

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ trên mẫu.

3.2. Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3. Điều trị khớp cắn lệch lạc bằng khí cụ đã sửa soạn:

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng.

- Điều chỉnh khí cụ cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh và bảo quản khí cụ.

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ từ 1- 2 tuần/lần.

- Kiểm tra, đánh giá tình trạng răng và mức độ di chuyển răng.

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh răng miệng.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng khí cụ.

- Điều chỉnh khí cụ để hàm có tác dụng điều trị liên tục.

- Hướng dẫn thêm người bệnh cách sử dụng nếu cần.

3.5. Điều trị duy trì.

- Khi các răng đã dịch chuyển đến vị trí mong muốn thì ngừng tác động lực và điều trị duy trì.

- Điều chỉnh khí cụ ở dạng thụ động và kéo dài từ 3-6 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

Tháo khí cụ và kết thúc quá trình điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng do gãy khí cụ: điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác.

XVI.187. LÀM LÚN RĂNG CỬA HÀM DƯỚI SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP TẤM CẮN (BITE PLATE) HOẶC MẶT PHẲNG CẮN PHÍA TRƯỚC (ANTERIOR BITE PLANE)

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm lún các răng cửa hàm dưới.

- Để làm lún các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong bài này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật sử dụng khí cụ tháo lắp tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn phía trước

II. CHỈ ĐỊNH

- Độ cắn trùm lớn , đặc biệt trường hợp răng cửa giữa HT ngả trước nhiều (góc răng cửa HT với mặt phẳng HT nhỏ hơn 70 độ)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tất cả các trường hợp khác

- Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: kìm mỏ chim, …

- Các vật liệu nắn chỉnh răng:

+ Chất lấy dấu và thạch cao

+ Sáp lá…

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

4. Người bệnh

Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu răng

- Lấy dấu sáp cắn độ dầy cho mặt phẳng cắn.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao ( thạch cao cứng là tốt nhất).

- Vẽ thiết kế tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn trên mẫu

- Gửi mẫu có sáp cắn tới xưởng để sản xuất tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn (có thể là một thành phần của khí cụ tháo lắp bao gồm cung môi, dây cung mặt lưỡi, móc Adam…)

3.2. Lần hẹn thứ hai:

-Kiểm tra khí cụ tháo lắp trên mẫu, chỉnh sửa nếu cần thiết ( kiểm tra gờ sắc, các thành phần của khí cụ, mặt phẳng cắn- độ dầy, vị trí…)

- Đeo khí cụ tháo lắp có tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn cho BN. Kiểm tra độ sát khít của các thành phần khí cụ đặc biệt là mặt phẳng cắn.

- Hướng dẫn BN cách đeo và bảo quản khí cụ :

+ Thời gian đeo ít nhất 12h/ ngày đeo liên tục

+ BN phải cắn mạnh sao cho tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn phải thấy được vết răng.

* Chú ý:

- Sau khi đeo khí cụ tháo lắp,các răng hàm phía sau phải mở khớp ( không tiếp xúc cắn)

- Ngoài kết quả làm lún các răng cửa HD,tấm cắn còn đồng thời làm lún các răng cửa HT và làm trồi các răng hàm lớn và hàm nhỏ, làm ngả môi các răng cửa HT.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 2-3 tuần)

- Kiểm tra mức độ lún của răng

- Kiểm tra tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn

3.4. Kết thúc điều trị

- Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm lún răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

- Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.

- Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo nếu cần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng cửa đang làm lún: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm lún răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do gãy khí cụ:

+ Tháo khí cụ

+ Điều trị sang thương.

XVI.188. KỸ THUẬT ĐÓNG KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ khoảng trên cung hàm bằng dịch chuyển các răng với khí cụ tháo lắp trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khe thưa trên cung răng.

- Khoảng trống sau mất răng.

- Khoảng trống sau nhổ răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn

- Chun liên hàm.

- Bút chì ….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ đóng khoảng trên mẫu:

+ Các móc để kéo răng nanh di xa.

+ Các móc ở nền hàm phía vòm miệng làm neo chặn kéo răng nanh.

3.2. Làm khí cụ đóng khoảng. Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3. Đặt khí cụ điều trị đóng khoảng

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp và mắc chun kéo.

+ Vệ sinh và bảo quản khí cụ.

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ 2 tuần/lần:

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng và các răng

- Điều chỉnh khí cụ và chun kéo với lực phù hợp.

- Khi răng nanh đã di chuyển về vị trí phía xa, thì lặp lại quy trình di các răng cửa ra sau để đóng khoảng trước răng nanh bằng khí cụ tháo lắp khác.

3.5. Điều trị duy trì.

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng, nếu khoảng đã được đóng kín thì ngừng tác dụng lực

- Đeo duy trì khí cụ trong vòng 3-6 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị.

Khi cung răng đã ổn định sau giai đoạn duy trì thì kết thúc điều trị và tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác nếu cần.

XVI.189. SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT MÔI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen xấu mút môi gây lệch lạc răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lệch lạc do thói quen xấu mút môi.

- Thói quen xấu mút môi có nguy cơ gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm Adams….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

2. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu: Có bộ phận chặn môi để môi không tác động đến nhóm răng cửa dưới

3.2 Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng khí cụ.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ duy trì đeo khí cụ.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

Nếu người bệnh đã ngừng hẳn thói quen xấu mút môi được ít nhất 3 tháng, thì tháo khí cụ và kết thúc điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

XVI.190. SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen xấu đẩy lưỡi gây lệch lạc răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lệch lạc do thói quen xấu đẩy lưỡi.

- Thói quen xấu đẩy lưỡi có nguy cơ gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm Adams….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu: Có bộ phận chặn lưỡi không để lưỡi tác động đẩy các răng trước.

3.2 Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng khí cụ.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ duy trì đeo khí cụ.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

Nếu người bệnh đã ngừng hẳn thói quen xấu đẩy lưỡi được ít nhất 3 tháng, thì tháo khí cụ và kết thúc điều trị.

4. Lần hẹn cuối cùng:

- Đánh giá tình trạng cung răng

- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen đẩy lưỡi

- Tháo khí cụ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng do khí cụ: điều trị sang thương và làm lại khí cụ nếu cần

XVI.191. SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen xấu mút ngón tay gây lệch lạc răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lệch lạc do thói quen xấu mút ngón tay.

- Thói quen xấu mút ngón tay có nguy cơ gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm Adams….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu: Có bộ phận ngăn cản việc mút ngón tay.

3.2 Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng khí cụ.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ duy trì đeo khí cụ.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

Nếu người bệnh đã ngừng hẳn thói quen xấu mút ngón tay được ít nhất 3 tháng, thì tháo khí cụ và kết thúc điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

XVI.192. ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU THỞ MIỆNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen thở miệng bằng khí cụ tháo lắp với tấm chắn miệng ( oral screen).

II. CHỈ ĐỊNH

Trẻ em có thói quen thở miệng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có cản trở thở đường mũi.

- Amidan quá phát chẹn đường thở.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu

- Bút chì vẽ mẫu….

- Tấm chắn miệng có sẵn các cỡ hoặc vật liệu chế tạo….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng đường thở …

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1. Lấy dấu và đổ mẫu hai hàm

- Lấy dấu.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.2. Làm khí cụ tháo lắp tấm chắn miệng.

- Thiết kế khí cụ có 3-4 lỗ trên tấm chắn.

- Làm khí cụ tháo lắp tấm chắn miệng thực hiện tại Labo theo thiết kế.

* Nếu sử dụng tấm chắn miệng có sẵn: Chọn tấm chắn miệng trên mẫu cho phù hợp.

3.3. Điều trị thói quen xấu thở miệng bằng khí cụ

- Kiểm tra khí cụ và chỉnh sửa nếu cần.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng:

+ Lắp và tháo khí cụ.

+ Vệ sinh khí cụ.

+ Cách bảo quản.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo.

Tái khám hàng tháng.

- Hỏi, kiểm tra và đánh giá tình trạng thở đường mũi.

- Chỉnh kích thước lỗ trên tấm chắn cho phù hợp: chỉnh kích thước lỗ nhỏ dần lại hoặc giảm số lượng lỗ hoặc cả hai.

- Kết hợp hướng dẫn người bệnh luyện cơ vòng môi.

3.5. Kết thúc điều trị

Người bệnh thích nghi và tự thở đường mũi tốt thì dừng đeo tấm chắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc ngách tiền đình và ngách má do tấm chắn cọ sát: Điều trị sang thương và chỉnh sửa khí cụ.

XVI.193. KỸ THUẬT GẮN BAND

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đặt, cố định khí cụ hỗ trợ neo chặn trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị lệch lạc răng cần neo chặn hoặc tăng cường neo chặn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng chỉ định gắn band có tổn thương viêm quanh răng.

- Răng chỉ định gắn band nhưng thân răng quá ngắn hoặc chưa mọc hết.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ gắn band: cây ấn band, kìm tháo band

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Tay khoan chậm và chổi đánh bóng….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Chun tách kẽ.

- Chất gắn band….

3. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama và Cephalometric.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Chuẩn bị gắn band

- Lấy dấu bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ vào các kẽ cần gắn band.

3.2.Gắn band

- Lấy bỏ chun tách kẽ.

- Làm sạch các răng đặt band.

- Chọn band trên mẫu hàm.

- Thử band trên miệng người bệnh.

- Dùng cây ấn điểm để chỉnh sửa band cho vừa khít với răng.

- Gắn cố định band:

+ Làm sạch và thổi khô band.

+ Cô lập răng cần gắn band

+ Trộn xi măng gắn cho vào band.

+ Đặt band với xi măng vào răng đã sửa soạn.

+ Dùng cây ấn band đẩy band vào vị trí đúng.

+ Lấy hết xi măng thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình đặt band

Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band, điều trị sang thương và gắn lại.

2. Sau đặt band

- Viêm quanh răng các răng mang band:

+ Tháo band.

+ Điều trị viêm quanh răng.

XVI.194. MÁNG ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị rối loạn đau khớp thái dương hàm bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Đau khớp thái dương hàm.

- Hội chứng SADAM.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Dính khớp thái dương hàm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ càng nhai….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp hoặc silicone đặc….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama, Cephalometric, Conbeam CT đánh giá tình trạng khớp thái dương hàm.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ điều trị

- Lấy dấu hai hàm

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Ghi tương quan tâm bằng sáp hoặc silicone đặc.

- Lấy tương quan hàm trên bằng cung mặt.

- Lên càng nhai theo tương quan trung tâm.

- Thiết kế máng trên mẫu:

+ Máng phủ mặt nhai và rìa cắn tất cả các răng.

+ Phủ 1/3 ngoài thân răng phía rìa cắn.

+ Phủ quá mặt trong các răng và 5mm niêm mạc vòm miệng .

3.2. Làm khí cụ điều trị

Thực hiện khí cụ tại labo theo thiết kế trên mẫu.

3.3. Đặt khí cụ điều trị

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và chỉnh sửa cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên cung răng.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh và bảo quản khí cụ .

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng: đeo liên tục.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo

Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ:

- Đánh giá mức độ giảm đau khớp thái dương hàm.

- Điều chỉnh khí cụ nếu cần thiết.

3.5 Kết thúc điều trị

- Kết thúc điều trị khi hết triệu chứng đau khớp thái dương hàm.

- Chỉnh sửa máng hạ dần tầm cắn.

- Tháo bỏ khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

XVI.195. MÁNG NÂNG KHỚP CẮN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật duy trì khoảng trên cung răng bằng khí cụ tháo lắp trong khoảng thời gian chờ răng vĩnh viễn tương ứng mọc. Khí cụ này có thêm răng giả đảm bảo cho người bệnh ăn nhai tốt hơn.

- Khí cụ duy trì tháo lắp có ưu điểm là dễ vệ sinh nhưng đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong việc đeo khí cụ.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng hàm sữa sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn 1

- Lấy dấu.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ giữ khoảng trên mẫu.

- Ghi yêu cầu trên phiếu xưởng rồi chuyển tới Labo

- Làm khí cụ duy trì loại tháo lắp tại Labo.

3.2. Lần hẹn 2

- Kiểm tra khí cụ duy trì theo đúng tiêu chuẩn.

- Thử khí cụ trên miệng và mài chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh khí cụ.

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo

- Hẹn người bệnh khám định kỳ khoảng 3 tháng/lần:

+ Đánh giá tình trạng mọc của răng vĩnh viễn tương ứng.

+ Điều chỉnh khí cụ nếu cần thiết.

3.4.Kết thúc điều trị

Theo dõi các răng vĩnh viễn tương ứng, nếu bắt đầu mọc hết thì ngưng đeo khí cụ.

- Tháo khí cụ và kết thúc quá trình điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy khí cụ: điều trị tổn thương, làm lại khí cụ khác.

XVI.196. KỸ THUẬT MÀI CHỈNH KHỚP CẮN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ các điểm chạm sớm và các điểm cản trở khớp cắn để điều trị và dự phòng lệch lạc khớp cắn, các bệnh về răng, quanh răng và khớp thái dương hàm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sai lệch cắn khít trung tâm do có điểm chạm sớm.

- Sai lệch cắn khít trung tâm do cản trở cắn ở hàm răng sữa, hỗn hợp hoặc vĩnh viễn

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ càng nhai, cung mặt.

- Bút đánh dấu da….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp lá hồng, sáp nhôm hoặc silicone đặc

- Giấy thử cắn độ dày 40µm màu đỏ và màu xanh….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Chuẩn bị các mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

- Lấy tương quan hàm trên bằng cung mặt

- Ghi tương quan hai hàm ở tương quan tâm

3.2 Xác định mức độ mài chỉnh các mẫu trên càng nhai.

- Vào mẫu trên càng nhai dựa trên các tương quan đã lấy.

- Xác định các điểm cản trở cắn, điểm chạm sớm trên càng nhai.

- Đánh dấu các điểm chạm sớm.

- Dùng mũi khoan mài chỉnh các điểm chạm sớm trên mẫu thạch cao.

- Đánh dấu các vị trí đã mài chỉnh.

3.3. Mài chỉnh các điểm chạm sớm trên miệng.

- Đối chiếu và đánh dấu các điểm cần mài trên răng theo mẫu.

- Dùng mũi khoan kim cương mài chỉnh các điểm chạm sớm đã đánh dấu.

- Hướng dẫn người bệnh cắn khít ở vị trí trung tâm, kiểm tra tình trạng cản trở và chỉnh sửa tiếp nếu cần.

- Kiểm tra lại chức năng khớp cắn động:

Hướng dẫn người bệnh chuyển động hàm dưới các hướng và chỉnh sửa nếu cần.

- Chống ê buốt các răng mài chỉnh.

- Hướng dẫn người bệnh:

+ Cách ăn nhai đều 2 bên.

+ Loại bỏ thói quen xấu nếu có.

3.4. Kết thúc điều trị:

- Đánh giá tình trạng khớp cắn, chuyển giai đoạn điều trị nếu cần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

- Ê buốt răng: Điều trị ê buốt.

XVI.197. PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG LẠC CHỖ

I. ĐẠI CƯƠNG

Răng lạc chỗ có thể ngầm trong xương hoặc xuất hiện trên cung hàm nhưng sai vị trí. Trong bài này chỉ đề cập tới các trường hợp răng lạc chỗ đã mọc.

Răng lạc chỗ thường ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khó kiểm soát mảng bám răng và còn là nguyên nhân gây lệch lạc răng và gây rối loạn khớp cắn.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lạc chỗ không có chỉ định nắn chỉnh.

- Răng lạc chỗ gây biến chứng hoặc có nguy cơ gây biến chứng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm:

Tùy trường hợp cụ thể mà có thể gây tê hoặc gây mê.

- Phẫu thuật lấy răng thừa:

+ Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.

+ Dùng bẩy tách chân răng với xương ổ răng.

+ Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

+ Sửa chữa và tạo hình xương ổ răng nếu cần.

+ Cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

- Gãy chân răng: lấy chân răng.

- Sang chấn răng liền kề: Tùy mức độ có thể chỉ theo dõi hoặc cố định.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.198. PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG NGẦM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Răng ngầm là răng không mọc ra được hoặc là một răng thừa.

- Các răng ngầm có thể là nguyên nhân của nang thân răng hoặc các biến chứng khác.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng ngầm gây cản trở các răng khác mọc.

- Răng ngầm gây lệch lạc răng phải nhổ để nắn chỉnh.

- Răng ngầm có nang thân răng.

- Răng ngầm chèn ép thần kinh gây đau.

- Răng ngầm gây tổn thương răng kế cận.

- Răng ngầm lạc chỗ gây rối loạn chức năng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Vật liệu ghép xương.

- Bông, gạc vô khuẩn.

- Kim, chỉ khâu.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng ngầm.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm:

Tùy trường hợp cụ thể mà có thể gây tê hoặc gây mê.

- Phẫu thuật lấy răng ngầm:

+ Tạo vạt niêm mạc màng xương thích hợp để mở xương và lấy răng.

+ Mở xương: dùng dụng cụ thích hợp mở xương bộc lộ răng ngầm.

+ Chia cắt răng ngầm: dùng mũi khoan cắt răng và chia tách chân răng để dễ đưa răng ra khỏi xương hàm nếu cần.

+ Dùng dụng cụ thích hợp lấy răng và các chân răng đã chia tách ra khỏi xương.

+ Kiểm soát vùng phẫu thuật.

+ Ghép xương nếu cần.

+ Khâu đóng vạt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tổn thương xương và các cấu trúc lân cận: Tùy từng trường hợp mà chọn giải pháp điều trị thích hợp.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.199. PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH HÀM TRÊN

I. ĐẠI CƯƠNG

Răng khôn hàm trên mọc lệch thường không có chức năng ăn nhai và còn có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy khi xác định được răng khôn mọc lệch thì nên nhổ sớm.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng khôn hàm trên mọc lệch.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng .

- Bộ dụng cụ mở xương.

- Kìm bẩy thích hợp

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê: Loại có Adrenaline và không Adrenaline.

- Thuốc sát khuẩn

- Vật liệu cầm máu.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Chụp phim X-quang để xác định mức độ răng kẹt.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ, trong một số trường hợp phối hợp gây tê vùng.

- Rạch niêm mạc: trong một số trường hợp cần tạo vạt thì thực hiện theo các bước sau:

+ Rạch niêm mạc nếp niêm mạc.

+ Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ răng.

- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Khâu đóng phần mềm trong trường hợp có tạo vạt.

- Cắn gạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Sốc: Chống sốc

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.

(Lượt đọc: 4433)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ