Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT LẤY THAI DO BỆNH LÝ SẢN KHOA (RAU TIỀN ĐẠO, RAU BONG NON, SẢN GIẬT, TIỀN SẢN GIẬT…)

(Cập nhật: 28/11/2017)

PHẪU THUẬT LẤY THAI DO BỆNH LÝ SẢN KHOA (RAU TIỀN ĐẠO, RAU BONG NON, SẢN GIẬT, TIỀN SẢN GIẬT…)

I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy thai là phẫu thuật nhằm lấy thai ra khỏi tử cung sau khi mở
bụng và mở tử cung
Tiền sản giật, sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai với tỉ lệ từ 2% - 8%. Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng và protein niệu. Là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai Sản giật được chẩn đoán khi có cơn co giật xảy ra ở phụ nữ mang thai có triệu chứng tiền sản giật và khộng có nguyên nhân nào khác để giải thích. Các cơn co giật trong sản giật thường là toàn thân, có thể xuất hiện trước, trong chuyển dạ hay trong thời kỳ hậu sản. Sản giật có thể dự phòng được bằng cách phát hiện và điệu trị sớm tiền sản giật Rau bong non là rau bám đúng vị trí nhưng bong một phần hay toàn bộ bánh rau trước khi sổ thai. Rau bong non là một cấp cứu sản khoa, thường xảy ra ở 3 tháng cuối thời kì thai nghén, diễn biến nặng đe dọa tính mạng của thai nhi và sản phụ. Đây là bệnh lý của hệ thống mao mạch, xảy ra đột ngột có thể tiến triển rất nhanh từ thể nhẹ thành thể nặng Rau tiền đạo là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Rau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc bệnh lý mắc phải cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non. Theo giải phẫu rau tiền đạo được chia thành 5 loại là: rau tiền đạo bám thấp, rau tiền đạo bám bên, rau tiền đạo bám mép, rau tiền đạo bán trung tâm, rau tiền đạo trung tâm Các bệnh lí toàn thân kể trên đều có thể dẫn đến các biến chứng rất nặng nề: mất máu cấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... hậu quả phải cắt tử cung trong phẫu thuật thậm chí nguy hiểm tính mạng 
II. CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý tiền sản giật – sản giật:
Tiền sản giật nặng: có 1 hoặc nhiều trong các triệu chứng sau
Huyết áp tâm thu ≥ 160 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥110 mm Hg 
Protein/ niệu ≥ 3,5 g/24 giờ hay que thử 3+ (2 mẫu thử ngẫu nhiên)
Thiểu niệu, nước tiểu < 20 ml/giờ Creatinine / huyết tương > 1.3 mg/dL 
Tiểu cầu < 100,000/mm3 
Tăng men gan ALT hay AST (gấp 3 lần ngưỡng trên giá trị bình thường) 
Ure máu > 360mmol/l
Nhức đầu hay nhìn mờ 
Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải
Sản giật 
Bệnh lý rau bong non chỉ định mổ tối cấp cứu
Bệnh lý rau tiền đạo:
Rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm hoặc rau cài răng lược: mổ chủ động khi thai đủ tháng hoặc khi có chảy máu nhiều Rau tiền đạo bám thấp, bám bên, bám mép chảy máu nhiều không đủ điều kiện theo dõi chuyển dạ 
III. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
Sản phụ được dự phòng corticoid nếu có các yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai Vừa hồi sức, điều chỉnh huyết động vừa tiến hành phẫu thuật 
IV. CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Kíp gây mê hồi sức Kíp phẫu thuật Nữ hộ sinh, bác sĩ sơ sinh đón và hồi sức nhi
Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Bộ dụng cụ, thuốc dùng gây tê tủy sống, gây mê toàn thân 
Bộ dụng cụ mổ lấy thai đã tiệt trùng, dự phòng bộ dụng cụ cắt tử cung Phương tiện chăm sóc và hồi sức sơ sinh 
Các thuốc để hồi sức và các thuốc dùng trong sản khoa, đặc biệt là máu và các dịch thay thế máu, tiểu cầu, các yếu tố đông máu 
Người bệnh
Được giải thích đầy đủ lý do phẫu thuật lấy thai, ký giấy cam đoan phẫu thuật
Thông đái, sát khuẩn thành bụng, trải khăn vô khuẩn sau khi đã được giảm đau V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thì 1. Mở bụng:
Có thể đường trắng giữa dưới rốn hoặc đường ngang trên mu Bộc lộ vùng mổ: chèn gạc, đặt van vệ 
Thì 2. Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung 
Thì 3. Rạch ngang cơ tử cung đoạn dưới đến màng ối. 
Mở đoạn dưới tử cung ở ngay giữa (lưu ý tránh chạm vào phần thai ở ngay dưới). Mở rộng vết rạch tử cung sang hai bên. 
Đường mở tử cung song song với đường mở phúc mạc đoạn dưới. 
Đường rạch ngang đoạn dưới khoảng 8-10cm. 
Thì 4. Lấy thai và rau:
Lấy thai: lấy đầu thai nếu là ngôi đầu, lấy chân thai hay mông thai nếu là các ngôi còn lại Dùng miếng gạc mỏng lau nhớt miệng trẻ Kẹp và cắt dây rốn Tiêm tĩnh mạch chậm(qua dây truyền) 10 đơn vị oxytocin. Lấy rau bằng cách kéo dây rốn và ấn đáy tử cung qua thành bụng. Làm sạch buồng tử cung. Nong cổ tử cung nếu cần Kiểm tra và kẹp các mạch máu lớn đang chảy 
Thì 5. Khâu vết rạch tử cung và phúc mạc:
Khâu phục hồi lớp cơ tử cung bằng chỉ tiêu số 1. Có thể bằng mũi rời hay khâu vắt có khóa hay không có khóa. Mũi khâu lấy toàn bộ chiều dày lớp cơ tử cung. Không nên khâu cả lớp nội mạc tử cung. Thông thường khâu một lớp là đủ Nếu cần thì khâu vắt lớp thứ hai để cầm máu và che phủ lớp khâu thứ nhất Phủ phúc mạc đoạn dưới tử cung bắt buộc khi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong quá trình phẫu thuật nếu tử cung có kém chảy máu không cầm tiến hành khâu cầm máu bằng các mũi chữ X, thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị, mũi B-lynch.. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn trong trường hợp chảy máu không cầm hoặc rối loạn đông máu nặng, phong huyết tử cung rau 
Thì 6. Lau sạch ổ bụng, kiểm tra tử cung, phần phụ và các tạng xung quanh, đặt dẫn lưu ổ bụng nếu cần, đếm đủ gạc:
Thì 7: Đóng thành bụng theo từng lớp. Đặt dẫn lưu vết mổ nếu cần thiết
Thì 8: Lấy máu và lau âm đạo 
VI. THEO DÕI CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
Theo dõi sau phẫu thuật 
Mạch, huyết áp, toàn trạng, bài tiết nước tiểu 
Co hồi tử cung, lượng máu chảy từ tử cung ra 
Vết mổ thành bụng. Các dẫn lưu Xét nghiệm sinh hóa, huyết học 
Trung tiện 
Chăm sóc 
Cho thuốc giảm đau sau phẫu thuật 
Điều chỉnh huyết động và kiểm soát chức năng đông cầm máu 
Tiếp tục điều trị nội khoa tình trạng bệnh lý sản khoa theo phác đồ . 
Cho sản phụ uống, ăn sớm (uống, thức ăn lỏng khi chưa trung tiện, ăn bình thường khi đã có trung tiện) 
Vận động sớm 
Cho con bú sớm 
Kháng sinh điều trị 
VI. BIẾN CHỨNG
Trong phẫu thuật
Rối loạn huyết động
Rối loạn đông máu
Suy đa tạng
Chảy máu
Chấn thương thai nhi
Chấn thương ruột
Rạch vào bàng quang
Thắt vào niệu quản
Sau phẫu thuật
Rối loạn huyết động
Rối loạn đông máu
Suy đa tạng
Nhiễm trùng vết mổ, tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết.
Chảy máu do nhiễm trùng vết mổ tử cung 

(Lượt đọc: 5332)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ