Banner
Banner dưới menu

ĐAU DÂY V

(Cập nhật: 27/6/2022)

ĐAU DÂY V

I. ĐẠI CƯƠNG

Đau dây thần kinh V nguyên phát được biết đến từ rất sớm, bệnh lý này đượcJ. H.FEHR và J. LOCKE mô tả đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII. Vào năm 1756, ANDRE sử dụng thuật ngữ “ cơn đau kịch phát của mặt” để nói đến đau thần kinh nguyên phát của thần kinh V.

Tỉ lệ bệnh mắc mới của bệnh thấp: 5 bệnh mới mỗi năm cho 100 000 dân. Các nghiên cứu không cho thấy được lứa tuổi thường gặp cho bệnh khởi phát cũng như biểu hiện các triệu chứng học điển hình: Trong nghiên cứu của HARRIS chỉ cho thấy 30/250 trường hợp có độ tuổi mắt bệnh cũng như biểu hiện lâm sàng điển hình.

Nguyên nhân: Thường gặp nhất là do mạch máu chèn vào dây V Một số trường hợp do u hố sau. Rất ít trường họp là triệu chứng của bệnh xơ cứng rải rác.

 

 

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Lâm sàng

Trong dạng điển hình, chẩn đoán tương đối dễ, lâm sàng bao gồm 4 yếu tố:

Cơn đau mãnh liệt và kịch phát: khởi phát cơn đau đột ngột, giống điện giật, hoặc như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau thường ngắn, kéo dài vài giây; giữa các cơn người bệnh hoàn toàn bình thường.

Cơn đau xuất hiện một bên, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.

Các điều kiện khỏi phát cơn đau: là dấu hiệu khá điển hình, nhưng thỉnh thoảng có thể không hiện diện: Thường gặp nhất là khi kích thích trực tiếp vào vùng da do thần kinh chi phối.

Các dấu hiệu thần kinh khác hoàn toàn bình thường

Ngoài ra, cơn đau dây V đáp ứng tốt với điều trị bằng carbamazepine.

  1. Cận lâm sàng

Tất cả bệnh nhân đều được chụp MRI không cản từ, trong đó có khảo sát mối tương quan giữa mạch máu và thần kinh vùng góc cầu tiểu não vói chuỗi xung có độ phân giải cao. Tuy nhiên chẩn đoán đau thần kinh V nguyên phát chủ yếu dựa vào lâm sàng, không cần một xét nghiệm chuyên biệt nào trong trường họp đau thần kinh V điển hình.

 

III. ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh lý đau dây V hiện tại có 2 hướng:

1. Điều trị nội khoa:

Giống như phần lớn các trường hcrp đau có nguồn gốc thần kinh, đau thần kinh V sẽ không đáp ứng với giảm đau thông thường và đề kháng với Morphine. Tuy nhiên một số thuốc thuốc hướng thần kinh và tâm thần có hiệu quả khi dùng, đặt biệt cơn đau dây V đáp ứng tốt vói carbamazepine.

Sử dụng thuốc với chửng loại và liều lượng thích hợp sẽ giúp làm giảm hay hết triệu chứng đau của người bệnh. Hầu hết tất cả các bệnh nhân đều có giai đoạn đầu đáp ứng với điều trị nội khoa dùng thuốc, và đây cũng là một đặc điểm điển hình của bệnh lý này. Tuy nhiên sau đó khoảng 75% các trường họp sẽ không còn thấy giảm đau khi dùng thuốc và bắt buột phải điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc có tác dụng điều trị đau dây thần kinh V

• Carbamazeoine.

• Baclofen

• Gabapetine

• Amitriptilin.

 

2. Điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật và phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật và thủ thuật được chỉ đinh cho những trường họp điều trị bằng thuốc thất bại hay bệnh nhận có những tác dụng phụ nặng nề khi uống thuốc.

Các can thiệp bằng thủ thuật.

• Nhiệt đông thần kinh V qua da

• Tiêm Glycerol trong bể thần kinh sinh ba

• Phương pháp chèn ép hạch Gasser qua da bằng bóng

Một đặc điểm chung của các phương pháp này là làm phá hủy một phần dây thần kinh V có hoặc không có sự chọn lọc các sợi cảm giác chuyên biệt nhằm làm ức chế các dẫn truyền cảm giác hay ngăn chặn sự kích thích của các yếu tố làm khởi phát cơn đau.

Vi phẫu thuật giải ép vi mạch thần kinh V:

- Kỹ thuật này được đưa ra dựa vào giả thuyết chèn ép mạch máu thần kinh trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đau dây V. Nguyên tắc phẫu thuật là tách mạch máu và di chuyển nó ra khỏi vị trí chèn ép vào dây thần kinh V dưới kính vi phẫu.

- Kỹ thuật phẫu thuật

• BN mê nội khí quản.

• Nằm nghiêng ôm gối

• Rạch da đường sau tai.

• Mở sọ hố sau sát xoang ngang và xoang xích ma

• Vén tiểu não, bóc tách màng nhện, tách mạch máu ra khỏi dây V. Đặt một mẫu steílon vào giữa mạch máu và dây V.

• Khâu lại màng cứng, đặt lại nắp sọ.

• Khâu cơ, khâu da.

- Ket quả phẫu thuật

• Thành công (hết đau hoặc giảm đau đáng kể không cần dùng thuốc ): ban đầu là 91 %, sau thời gian theo dõi lâu dài là 70%

• Giảm đau nhưng càn dùng thuốc: 14%

 

 

IV. TIÊN LƯỢNG, BIẾN CHỨNG

- Biến chứng phẫu thuật

• Chóng mặt

• Viêm màng não

• Máu tụ

• Dò dịch não tủy

• Tử vong khoáng 1%

 

V. PHÒNG BỆNH

Việc tập luyện không chỉ gói gọn trong việc giữ cho cơ thể săn chắc. Nó cũng giúp cải thiện sức khoẻ về mặt cảm xúc và thần kinh, cũng như hỗ trợ cho phòng tránh bệnh dau dây thần kinh số V. Việc luyện tập có thể giúp tăng cường tự tin, giải toả suy nghĩ tiêu cực, và giúp bạn điều khiển bản thân tốt hơn. Tóm lại, nếu một người có thể trạng tốt sẽ ít bị bất an, trầm cảm, và căng thẳng hơn so với những người có lối sống không năng động.

Các nghiên cứu cho thấy việc tập luyện có thể giúp ích cho một số tình trạng sức khoẻ về thần kinh. Việc tập luyện cũng giúp ngăn chặn chứng trầm cảm lặp lại và cải thiện các triệu chứng trầm cảm nhẹ.

Việc tập luyện vừa đủ là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn nói chuyện với bác sĩ trước khi tăng cường cường độ tập sẽ tốt hơn. Bất kể người nào từ 65 tuổi trở lên đều nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tập.

Bắt đầu thật chậm, và tăng dần cường độ tập

Dừng việc tập luyện nếu bạn bị đau dữ dội, đặc biệt là ở ngực, hoặc các vấn đề nghiêm trọng trong hô hấp. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những triệu chứng này.

Những người thường xuyên bị bất an hoặc lo lắng có thể phải nghỉ giữa những bài tập bởi cơ thể sẽ tích tụ các độc tố trong cơ thể (như axít lactic) do tập luyện. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì khi tập luyện, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Các mẹo để luôn ở trạng thái tích cực

  • Việc luôn ở trạng thái tích cực sẽ gặp khó khăn nếu như bạn cảm thấy căng thẳng hay lo lắng hoặc có vấn đề về hệ thần kinh. Nhưng các hoạt động có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, nên hãy cố gắng hết sức tìm cách để luôn ở trạng thái tích cực. Cứ bắt đầu với từng bước nhỏ. Bạn có thể tăng dần vài phút mỗi ngày.
  • Không được tập quá sức. Hãy bắt đầu với những bài đơn giản, như đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc chạy bộ.
  • Khởi động các cơ khoảng 5 phút trước khi bắt đầu tập luyện. Để có thể làm việc này, bạn có thể đi bộ, cử động tay chân nhẹ nhàng, hoặc làm một vài động tác giãn cơ đơn giản.
  • Sử dụng cách kiểm tra khả năng nói-hát để xem liệu bạn có đang tập ở cường độ đúng không.

Hãy cố gắng hết sức để từ từ đạt mức tập luyện vừa phải ít nhất 2.5 giờ một tuần. Các hoạt động vừa phải có thể gồm đi bộ nhanh, đạp xe nhanh, hoặc bắn rổ. Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào—gồm cả việc nhà—có thể làm tăng nhịp tim của bạn đều được tính. Hãy xác định một cường độ mà bạn thấy thoải mái. Bạn cũng có thể chia thời gian thành những phần 10 phút hoặc hơn xuyên suốt các ngày trong tuần.

Việc cải thiện sự tự tin về bản thân là một trong những lợi ích hàng đầu của các hoạt động thể chất. Trong khi tập luyện, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra các chất hoá học gọi là endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và cách mà bạn cảm nhận về bản thân. Những cảm xúc xuất hiện sau những lần chạy bộ hay tập thể dục thường được miêu tả là rất “sảng khoái” và có thể đi kèm với một vẻ ngoài tràn đầy năng lượng. Việc tập luyện cũng giúp bạn thoả hiệp với những áp lực và giải toả căng thẳng cũng như lo âu.

 

(Lượt đọc: 747)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ