Banner
Banner dưới menu

VS.QTKT.HT.04. QUY TRÌNH TREPONEMA PALLIDUM RPR TEST NHANH

(Cập nhật: 6/7/2020)

VS.QTKT.HT.04. QUY TRÌNH TREPONEMA PALLIDUM RPR TEST NHANH


 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH

Mã hiệu: VS.QTKT.HT.04

Lần ban hành: 01

Số trang: 07

Phố Tuệ Tĩnh, Phường Bạch Đằng,

Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng Ninh

 

 

 

QUY TRÌNH TREPONEMA PALLIDUM RPR TEST NHANH

ISO 15189:2012

Ngày ban hành: 01/4/2018

 

 

 

 

 

 

Soạn thảo

Xem xét

Phê duyệt

Chữ ký

 

 

 

 

 

 

Họ và tên

Trần Thị Khuyên

Lê Thùy Mai

Trịnh Văn Mạnh

Chức vụ

Nhân viên

Trưởng khoa

Giám đốc

 

 

 

 

Quảng Ninh, 04/2018

 

 

CÁC BỘ PHẬN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Ngày phân phối

Tên đơn vị

Phiên bản số

/    /2018

Phòng QLCLBV

01

/    /2018

Khoa Vi sinh

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI

STT

Mô tả tóm tắt sửa đổi tài liệu

Trang/mục

Lần ban hành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. MỤC ĐÍCH

  • Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm Treponema pallidum RPR  test nhanh bằng kỹ thuật miễn dịch sắc ký đồng pha phát hiện định tính tất cả các typ kháng thể( IgM, IgG, IgA) kháng Treponema pallidum.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

  • Áp dụng tại Khoa xét nghiệm Vi sinh - Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh.

III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

  • Quyết định 26/QĐ-BYT ban hành ngày 03/01/2013 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học
  • Bộ Y tế, Giáo trình thực hành Vi sinh vật, NXB Y học, 2004.

IV. TRÁCH NHIỆM

  • Người thực hiện: Cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh.
  • Người nhận định và phê duyệt kết quả: Cán bộ xét nghiệm có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên ngành Vi sinh.
  • Cán bộ QLCL, tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ quy trình

V. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

HD

Hướng dẫn

QC

Quality control

QLCL

Quản lý chất lượng

QTKT

Quy trình kỹ thuật

VK

Vi khuẩn

VS

Vi sinh

VI. NGUYÊN LÝ

  • SD Bioline Syphillis 3.0 là kít thử sử dụng kỹ thuật miễn dịch sắc ký đồng pha phát hiện định tính tất cả các typ kháng thể( IgM, IgG, IgA) kháng Treponema pallidum.
  • Thanh thử SD Bioline Syphilis 3.0 là thanh thử trên đó có chứa tái tổ hợp kháng thể TP (17,15 KDa) ở vùng thử của thanh thử. Khi cho huyết thanh và dung môi lên thanh thử, huyết thanh sẽ di chuyển theo nguyên tắc sắc ký tới vị trí thử T, đồng thời kết hợp với tái tổ hợp kháng nguyên TP gắn vàng colloid (17.15 KDa) tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể - kháng nguyên. Vì vậy, khi vạch thử T xuất hiện sẽ cho kết quả dương tính với kháng thể đặc hiện TP (IgM, IgG, IgA). Vạch thử T không xuất hiện khi kháng thể đặc hiệu TP (IgG, IgM, IgA) không có mặt trong mãu bệnh phẩm.
  • Thanh thử SD Bioline Syphilis 3.0 có vạch thử (T) và vạch kiểm tra (C) trên bề mặt thanh thử. Cả hai vạch T và C đều không xuất hiện trước khi cho mẫu vào vị trú nhỏ mẫu. Vạch kiểm tra (C) luôn luôn xuất hiện khi nhỏ mẫu bệnh phẩm và dung môi cho thấy thanh thử hoạt động tốt.

VII. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ

7.1. Trang thiết bị

  • Tủ an toàn sinh học cấp 2
  • Micropipet
  • Đồng hồ bấm giây
  • Máy ly tâm thường

7.2. Dụng cụ, hóa chất và vật tư tiêu hao

Ống lấy bệnh phẩm

Bơm tiêm

Bông

Cồn 90°(vệ sinh dụng cụ)

Panh

Khay đựng bệnh phẩm

Hộp vận chuyển bệnh phẩm

Hóa chất chính Bộ kít test SD Bioline Syphilis 3.0

Khấu hao sinh phẩm cho chạy chứng và kiểm tra chất lượng

Đầu côn vàng

Acid ngâm rửa

Ống nghiệm thủy tinh

Khẩu trang

Găng tay

Găng tay xử lý dụng cụ

Quần áo bảo hộ

Bút viết kính

Bút bi

Sổ lưu kết quả xét nghiệm

Cồn sát trùng tay nhanh

Dung dịch nước rửa tay

Khăn lau tay

Giấy trả kết quả xét nghiệm

7.3. Mu bệnh phẩm

  • Mẫu thử là huyết thanh. Huyết tương không nên được sử dụng. Mẫu phải được bảo quản để tránh sự tiêu máu và bị nhiễm. Mẫu huyết thanh có thể lưu trữ ở 2-8oC. Nếu muốn lưu trữ lâu hơn cần phải giữ mẫu ở -20 oC.

VIII. NỘI DUNG

8.1. Chuẩn bị

  • Chuẩn bị mẫu bệnh phẩm: Lấy mẫu theo đúng quy định trong Sổ tay lấy mẫu – Khoa Vi sinh
  • Đưa tất cả các thành phần của kít thử và mẫu về nhiệt độ phòng trước khi tiến hành xét nghiệm
  • Kiểm tra thông tin bệnh nhân, bệnh phẩm.
  • Lấy thanh thử ra khỏi vỏ và đặt vào khay inox, ghi thông tin bệnh nhân lên thanh thử.

 

8.2. Thực hiện xét nghiệm

  • Nhỏ bệnh phẩm vào giếng mẫu:

+ Đối với bệnh phẩm là máu toàn phần: dùng micropipette hút 20 bệnh phẩm nhỏ vào giếng mẫu.

+ Đối với bệnh phẩm là huyết tương/ huyết thanh: dùng micropipet hút 10 bệnh phẩm nhỏ vào giếng thử.

  • Nhỏ 4 giọt (tương đương 120) dung môi vào giếng mẫu
  • Khi xét nghiệm bắt đầu hoạt động, sẽ nhìn thấy màu đỏ tía di chuyển dọc qua cửa sổ kết quả ở giữa thanh thử.
  • Nhận định kết quả xét nghiệm trong vòng 5 – 20 phút.
  • Không đọc kết quả sau 20 phút. Đọc kết quả muộn có thể bị sai.

IX. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

  • Test thử hoạt động tốt nếu xuất hiện vạch đỏ vạch chứng C – vạch đỏ tía phía trái cửa sổ đọc kết quả.
  • Vị trí bên phải của vùng đọc kết quả trên thanh thử chính là vị trí thử T. Nếu trên thanh thử xuất hiện vạch đỏ tía ở vị trí đó thì đó là vạch thử T.

Âm tính: xuất hiện duy nhất 1 vạch màu đỏ tía ở vị trí C

 

 
 

 

 

 

                                                                                                                         

 

Dương tính: xuất hiện 2 vạch màu đỏ tía ở vạch chứng C và vạch thử T.

 

 
 

 

 

 

 

 

Không có giá trị: không có vạch màu nào trên thanh thử sau khi nhỏ mẫu bệnh phẩm hoặc xuất hiện 1 vạch T. Nguyên nhân có thể do không làm theo đúng hướng dẫn sử dụng hoặc kít test bị hỏng (do hết hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng quy định). Tiến hành lại với thanh thử khác.

 

       
   
 
 

 

 

 

 

 

X. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

  1. Chất lượng bệnh phẩm
  • Bệnh phẩm sau khi lấy tốt nhất nên làm xét nghiệm ngay hoặc trong vòng 1h sau khi lấy
  • Những mẫu bệnh phẩm không làm xét nghiệm ngay nên bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8C. Trong trường hợp lưu mẫu nhiều hơn 3 ngày thì cần để ở nhiệt độ âm sâu. Nên đưa mẫu bệnh phẩm về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
  • Tiếp tục bảo quản ở nhiệt độ âm sâu và làm tan nhiều lần sẽ khiến kết quả không chính xác.
  • Mẫu bệnh phẩm có chứa kết tủa cũng gây ra kết luận sai. Vì vậy nên lọc hết kết tủa trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Với mẫu là máu toàn phần nếu không sử dụng ngay thì nên bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8C nếu lưu mẫu từ 3 ngày trở lên.
    1. Chất lượng kít thử
  • Kít thử phải còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng.
  • Kít thử SD Bioline Sphilis 3.0 được bảo quản ở 2 – 30C. Thanh thử rất nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ. Nên sử dụng thanh thử ngay sau khi bóc vỏ

XI. AN TOÀN

Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm mã hiệu VS.QTQL.10.

XI. LƯU Ý

  • Kít thử SD Bioline Syphilis 3.0 là kít thử dùng để phát hiện kháng thể TP có trong mẫu bệnh phẩm, không nên coi đây là phương pháp duy nhất để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm TP.
  • Nếu kết quả chẩn đoán bằng test nhanh tốt nhất phải đồng nhất với cả chẩn đoán lâm sàng của bác sỹ.
  • Nếu kết quả chẩn đoán nhanh cho kết quả âm tính, nhưng triệu chứng lâm sàng vẫn thể hiện thì nên tiến hành thêm các kỹ thuật khác nữa. Chẩn đoán nhanh cho kết quả âm tính không có nghĩa là không bị nhiễm TP.

XII. HỒ SƠ LƯU

  • Lưu trữ các biểu mẫu phiếu QC theo đúng quy định của khoa.

 

XIII. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tên tài liệu

Mã tài liệu

Quy trình thu thập và xử lý mẫu bệnh phẩm

 

Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm

 

Quy trình trả kết quả xét nghiệm Khoa Vi Sinh

 

Hướng dẫn sử dụng SD Bioline Syphilis 3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Lượt đọc: 2695)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ