Banner
Banner dưới menu

THANG LO ÂU- TRẦM CẢM- STRESS (DASS 21)

(Cập nhật: 24/6/2022)

THANG LO ÂU- TRẦM CẢM- STRESS (DASS 21)

1. ĐẠI CƯƠNG

- Lo âu, trầm cảm hay stress đều là những vấn đề về tâm lý mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải. Có thể xếp theo thứ tự mức độ tăng dần lần lượt là lo âu - stress - trầm cảm.

- Rối loạn lo âu là trạng thái của tâm lý khi bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhận thức và cả hành vi. Đây là cảm giác sợ hãi, phiền muộn khi bị căng thẳng khiến tâm lý của mọi người không thoải mái. Lo âu kéo dài được xem như tác nhân gây stress.

- Stress theo một cách đơn giản chính là phản ứng của cơ thể mỗi người trước những áp lực của cuộc sống, yếu tố đe dọa đến tinh thần con người. Stress không chỉ xuất hiện khi gặp những sự việc tiêu cực mà còn có thể đến từ những điều tích cực trong cuộc sống. Hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác stress ít nhất một lần trong đời. Đây có thể coi là cơ chế bảo vệ tự nhiên cũng như một phần bình thường trong cuộc sống, tuy nhiên stress kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến về tinh thần, gây rối loạn sức khỏe tâm thần, khi con người xuất hiện cảm giác bị cô lập hay tuyệt vọng. Cảm xúc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ cũng như hành động của người bệnh. Nó còn khiến người bệnh mất đi mọi hứng thú trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Trầm cảm là mức độ nghiêm trọng nhất, nó còn nghiêm trọng hơn cả stress, vì có thể khiến người bệnh tự làm tổn thương bản thân, thậm chí có suy nghĩ tự tử.

- Một trong những cách đơn giản nhất có thể thực hiện hàng tháng ở nhà nhưng vẫn mang lại kết quả chính xác khá cao, đó là sử dụng bảng đánh giá DASS. Thang đánh giá lo âu - stress - trầm cảm có hai loại, là DASS 21 và DASS 42 tương ứng với số lượng câu hỏi có trong mỗi bảng.

2. CHỈ ĐỊNH

 Chỉ định khi người bệnh có những than phiền về cơ thể, buồn chán, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn stress sau sang chấn…

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh loạn thần, hôn mê, thái độ không hợp tác, phủ định bệnh...

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

          Bác sĩ chuyên khoa tâm thần, cán bộ tâm lý.

          4.2. Phương tiện:

          Phòng làm trắc nghiệm yên tĩnh, đủ ánh sáng, bàn ghế để ngồi làm trắc nghiệm, tờ  phiếu DASS 21, bút.

          4.3. Người bệnh: 

          4.4. Hồ sơ bệnh án:

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 30 phút.

5.1. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án:

5.2. Kiểm tra người bệnh:

Giải thích cho trẻ  hiểu mục đích của việc làm trắc nghiệm. Động viên bệnh nhân  trả lời các mục của trắc nghiệm theo đúng tâm trạng thực mà không che dấu. Giải thích cho bệnh nhân  biết là những thông tin được bảo đảm bí mật.

5.3. Thực hiện kỹ thuật: 

- Cán bộ tâm lý giải thích cho bệnh nhân hiểu cách làm trắc nghiệm.

- Cho bệnh nhân  làm thử câu 1: Đọc hiểu và đánh dấu vào mục đúng với thực trạng hiện tại. Nếu bệnh nhân chưa hiểu cách làm thì được hướng dẫn cách đánh dấu.

- Sau đó bệnh nhân tiếp tục đọc hiểu và đánh dấu vào các mục tiếp theo của trắc nghiệm.

- Sau khi bệnh nhân  hoàn thành phần trả lời trắc nghiệm, cán bộ tâm lý thu phiếu trắc nghiệm đã điền đầy đủ.

- Cán bộ tâm lý đánh giá kết quả trắc nghiệm:

- Ghi rõ thái độ của bệnh nhân khi làm trắc nghiệm: sự hợp tác, sự chú ý, phản ứng bất thường…

- Sau khi hoàn thành tất cả các câu hỏi phía bên trên, cần tính tổng số điểm có được rồi nhân với hệ số 2. Do cách tính điểm của mỗi mức độ sẽ khác nhau nên cần so sánh với bảng đánh giá lo âu - stress - trầm cảm:

Mức độ trầm cảm:

  • Từ 0 điểm đến 9 điểm: Bình thường
  • Từ 10 điểm đến 13 điểm: Nhẹ
  • Từ 14 điểm đến 20 điểm: Vừa
  • Từ 21 điểm đến 27 điểm: Nặng
  • Từ 28 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

Mức độ lo âu:

  • Từ 0 điểm đến 7 điểm: Bình thường
  • Từ 8 điểm đến 9 điểm: Nhẹ
  • Từ 10 điểm đến 14 điểm: Vừa
  • Từ 15 điểm đến 19 điểm: Nặng
  • Từ 20 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

Mức độ stress:

  • Từ 0 điểm đến 14 điểm: Bình thường
  • Từ 15 điểm đến 18 điểm: Nhẹ
  • Từ 19 điểm đến 25 điểm: Vừa
  • Từ 26 điểm đến 33 điểm: Nặng
  • Từ 34 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

6.  THEO DÕI:

- Quan sát thái độ và hành vi của bệnh nhân  khi làm trắc nghiệm.

7.  XỬ TRÍ TAI BIẾN:

Thường không có tai biến gì.

 

(Lượt đọc: 7121)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ