Banner
Banner dưới menu

QUY TRÌNH KỸ THUẬT UNG BƯỚU VÙNG ĐẦU - CỔ

(Cập nhật: 28/11/2017)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT UNG BƯỚU VÙNG ĐẦU - CỔ

QUY TRÌNH XII.2

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG DA ĐẦU, CỔ CÓ ĐƯỜNG KÍNH DƯỚI 5CM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng da đầu – cổ thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu… có đường kính dưới 5cm

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật ( VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh

Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Căt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu nhỏ trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.3

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG DA ĐẦU, CỔ CÓ ĐƯỜNG KÍNH DƯỚI 5 ĐẾN 10CM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng da đầu – cổ thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu… có đường kính từ 5-10cm

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật ( VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh

Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Căt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu nhỏ trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.4

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG DA ĐẦU, CỔ CÓ ĐƯỜNG KÍNH TRÊN 10CM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng da đầu – cổ thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu… có đường kính trên 10cm

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật (VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh

Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Căt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu nhỏ trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.5

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG DA ĐẦU, CỔ PHỨC TẠP

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng da đầu – cổ thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu…

- Các u ở các vị trí phức tạp như mạch máu, thần kinh

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật (VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh

Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Căt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

2. Tổn thương thần kinh à Nối lại

 

QUY TRÌNH XII.6

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG MẶT CÓ ĐƯỜNG KÍNH DƯỚI 5CM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng mặt thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu…

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật (VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh: Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Cắt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.7

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG MẶT CÓ ĐƯỜNG KÍNH 5 ĐẾN 10CM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng mặt thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu…

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật (VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh: Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Cắt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.8

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG MẶT CÓ ĐƯỜNG KÍNH TRÊN 10CM

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng mặt thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu…

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật (VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh: Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Cắt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.9

CẮT CÁC LOẠI U VÙNG MẶT PHỨC TẠP

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng mặt thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu…

- U ở vị trí phức tạp như xâm lấn mạch máu, thần kinh. U tại các cơ quan như mũi, vành tai, mí mắt, môi….

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U không có chỉ định phẫu thuật (VD ung thư da kích thước lớn, dự đoán không có đủ da tạo vạt che phủ…)

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh: Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Cắt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

5. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu. Tạo vạt da để đủ da che phủ…

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

 

QUY TRÌNH XII.10

CẮT CÁC U LÀNH VÙNG CỔ

 

I. ĐẠI CƯƠNG

- U vùng cổ thường gặp như ung thư da, u hắc tố, u hạch, u máu, u tuyến giáp, u nang giáp móng, u tuyến nước bọt….

II. CHỈ ĐỊNH

- U có bản chất là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

- U lành to gây cộm vướng, ảnh hướng đến chức năng sống hoặc thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U kích thước to, xâm lấn nhiều cơ quan, tiên lượng phẫu thuật khó khăn…

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản (Nếu cần)

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc nội khí quản

2. Tư thế người bệnh: Tùy từng loại u, vị trí của u mà chuẩn bị tư thế cho phù hợp, có dùng gối kê cao vai

3. Đường rạch da

- Tùy từng loại u có thể rạch quanh u hoặc trên u hoặc theo nếp lằn cổ

- Nếu ung thư thì đường rạch phải rỗng rãi theo nguyên tắc PT ung thư

4. Nong vạt da: nếu là các u ở dưới da như u tuyến giáp, u nang giáp móng. Vạt da nong theo lớp, nong đủ rộng để cho cuộc mổ thuận lợi nhất

5. Phẫu tích, cắt u

- Phẫu tích u ra khỏi tổ chức lành xung quanh, đặc biệt là thần kinh – mạch máu

- Cắt u khi phẫu tích xong

- Cầm máu kỹ: Cầm máu bằng Bibolar hoặc dao điện. Trường hợp cần thiết có thể đặt dẫn lưu kín hút liên tục

6. Đóng vết mổ: theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật à Xử trí: cắt chỉ cầm máu lại

2. Tổn thương thần kinh: Nối lại bằng vi phẫu

 

 

QUY TRÌNH XII.11

CẮT CÁC U LÀNH TUYẾN GIÁP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở phần khí quản cổ, có 2 thùy phải và trái, nối với nhau bởi một eo tuyết giáp, có một phần tuyến giáp hình tam giác lên trên gọi là thùy tháp.

- Động mạch có 2 động mạch chính nuôi tuyến giáp.

+ Động mạch giáp trên: Xuất phát từ động mạch cảnh ngoài.

+ Động mạch giáp dưới xuất phát từ động mạch thân giáp cổ.

Ngoài ra có thể có động mạch giáp giữa từ thân động mạch tay đầu hay cung động mạch chủ đi lên phía trước khí quản vào eo giáp trạng.

- Tĩnh mạch tuyến giáp tạo nên đám rối ở mặt trước mỗi thùy, từ đó xuất phát các tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa đổ vào tĩnh mạch cảnh trong

II. CHỈ ĐỊNH

- Bướu nhân đơn độc hoặc đa nhân nhưng ranh giới rõ, dễ bóc tách

- Khối u nang kích thước < 4cm hoặc bướu đa nang trong thùy giáp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có u giáp trạng đang có dấu hiệu cường giáp, suy giáp.

- Người bệnh quá già yếu, người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa đầu cổ, có kiến thức vững vàng về giải phẫu sinh lý chức năng tuyến giáp. Cần một phẫu thuật viên và hai phụ mổ có kinh nghiệm.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Phương tiện vô cảm, nội khí quản.

3. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế

- Chú ý mô tả khối u, kích thước, các bệnh toàn thân khác phối hợp nếu có (bệnh tim mạch, tiểu đường…).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Nội khí quản.

2. Tư thế người bệnh

Người bệnh nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, độn gối dưới vai để ưỡn cổ, đầu cao, chân thấp, mặt nhìn thẳng lên trần để đường rạch đi đúng giữa cổ, bọc tóc trong mũ.

3. Đường rạch da

- Đường rạch hình chữ “U”, hoặc theo nếp lằn cổ, đáy quay xuống dưới, cách phía trên hõm ức 2cm. Hai đầu đường rạch sang tới 2 cơ ức đòn chũm kéo dài lên 2 bên 3-4 cm.

- Đường rạch qua da, tổ chức dưới da và cân cơ cổ nông.

4. Bóc tách vạt da

Bóc tách vạt da đến bờ trên sụn giáp và xuống tới hõm ức. Nếu U to thì có thể tách rộng lên cao. Banh rộng trường mổ bằng khâu sợi chỉ kéo lên trên hoặc bằng banh tự động.

5. Bộc lộ tuyến giáp

Mở dọc chính giữa theo các thớ của cơ ức đòn móng, tiếp theo là cơ ức giáp (thường cơ ức giáp dính vào bao tuyến giáp). Nếu u quá to có thể cắt ngang các thớ cơ này. Thường cắt ngang cơ dưới móng ở 1/3 trên để khỏi làm thương tổn thần kinh các cơ này. Bộc lộ tuyến giáp dưới các cơ dưới móng bằng banh Farabeuf. Buộc cầm máu các tĩnh mạch cổ trước. Toàn bộ tuyến giáp được bộc lộ và có thể đánh giá tổn thương bằng tay.

6. Cắt u

Thì một: Xác định vị trí u

Thì hai:

Bóc tách sao cho phẫu trường tại vị trí u đủ rộng rãi để tiến hành cắt thuận tiện nhất.

Kẹp, buộc mạch máu tại vị trí u

Thì ba:

Tiến hành cắt u, nếu u nằm sâu trong nhu mô có thể tiến hành mở nhu mô tuyến giáp lấy u. Khâu lại nhu mô sau khi mở lấy u

Cầm máu kỹ

Đặt 1 Sonde dẫn lưu, đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu. Rút dẫn lưu sau khi dịch không còn chảy ra qua dẫn lưu, thông thường rút dẫn lưu sau 72 giờ.

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu: Có thể chảy từ động mạch hoặc tĩnh mạch do khi mổ buộc cầm máu không tốt. Thường xuất hiện sau mổ trong vòng 4 - 6 giờ, vết mổ nề căng ra dần, dẫn lưu ra máu đỏ tươi, máu thấm ướt đẫm băng. Nếu chảy máu nhiều chèn ép gây khó thở cấp tính.

Xử trí: Cắt ngay chỉ khâu, lấy khối máu tụ rồi đưa ngay vào phòng mổ, đừng cố đặt ống nội khí quản vì lúc này khí quản bị đẩy lệch và có thể xẹp do khối máu tụ, mổ lại cầm máu.

2. Tổn thương dây thần kinh quặt ngược: Bằng cách xem giọng nói có thay đổi không.

Xử trí: Nếu đứt dây thần kinh quặt ngược thì mổ lại nối dây thần kinh.

 

 

QUY TRÌNH XII.12

CẮT CÁC U NANG GIÁP MÓNG
(phẫu thuật SISTRUNK)

I. ĐẠI CƯƠNG

- U nang giáp móng là những khối u bẩm sinh của ống giáp lưỡi. Thông thường, ống giáp lưỡi teo đi thành một dải xơ sau khi sinh, nhưng do sự phát triển không bình thường ống giáp lưỡi phát triển thành nang, trong chứa dịch nhầy vàng nhạt có váng mỡ hay màu trắng đục.

- Các khối u này nằm lâu không có biểu hiện gì nhưng cũng có thể viêm nhiễm làm xuất hiện một vùng sưng, nóng, đỏ, đau ở giữa, dưới xương móng. Có thể tiến triển trở lại bình thường sau khi điều trị bằng kháng sinh, nhưng có những đợt tái phát, tiếp theo đó là rò và chảy mủ. Mủ hết rồi lại có, bị rò đi rò lại, giữa các giai đoạn lỗ rò có vẻ “khô”. Khám lâm sàng hay chụp Xquang có bơm thuốc cản quang có thể thấy khối u hoặc đường rò ở dưới và trên xương móng. Nếu rò thì cho que thăm có thể đến được dễ dàng. Có khi dùng gương nhỏ có thể nhìn thấy được lỗ rò nông, lõm vào ở ngang mức V lưỡi.

II. CHỈ ĐỊNH

- Theo nghiên cứu của Trufe: chỉ có phẫu thuật cắt bỏ mới cho kết quả khỏi vĩnh viễn, phải cắt bỏ được toàn bộ, nếu không sẽ bị tái phát.

- Các biện pháp khác như chọc hút, bơm thuốc, dùng thuốc đều không khỏi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thường không có chống chỉ định tuyệt đối

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: bác sĩ phẫu thuật đầu - cổ

2. Phương tiện: phòng phẫu thuật, gây mê hồi sức, dụng cụ phẫu thuật.

3. Người bệnh: được kiểm tra toàn thân, xét nghiệm cơ bản. Nếu đang tình trạng viêm cấp nên dùng kháng sinh trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: gây mê nội khí quản, không nên gây tê vì không đủ và đau

2. Tư thế người bệnh: nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau, cổ duỗi đến tối đa bằng cách lót 1 cái gối vào phía 2 vai và phần dưới của cổ.

3. Đường vào - Đường rạch: rạch ngang phía trước u, nếu có rò rạch vòng quanh lỗ rò và rộng hơn lỗ rò.

4. Kỹ thuật

- Rạch đứt da, tổ chức mỡ dưới da, cơ bám da cổ. Bóc tách tỉ mỉ mảnh da quanh u hay viền da quanh lỗ rò, sau khi tách xong cặp nó bằng 1 cái kẹp. Dùng que thăm đưa vào trong đường rò, giúp ta kiểm tra bằng ngón tay trong quá trình bóc tách sau khi đã cắt dọc cân. Dùng kéo nhỏ, cắt và tách về phía trên theo hướng xương móng, u giáp móng hay ống dò dần dần được bóc tách và kéo ra khỏi các thớ cơ dưới móng. Tiếp tục bóc tách cho đến xương móng và chạm vào xương móng, bóc tách vòng quanh xương đó.

- Rạch theo đường thẳng đứng các cân và cơ dài 1cm trên và dưới xương. Bóc sạch xương, để đi vào ống giáp lưỡi, cắt xương bằng kéo to, bên phải hoặc bên trái đường rò, banh 2 mảnh xương tách ống giáp lưỡi ra khỏi xương, tiếp tục bóc tách vai milimét nữa.

- Dùng kẹp để giữ xương rồi lấy kéo to cắt 1 đoạn xương (thân xương móng) dài 1cm. Lúc đó là ống giáp lưỡi được giải phóng. Tiếp tục phẫu tích, vừa làm vừa kiểm tra bằng que thăm, càng sâu càng tốt trong đáy lưỡi, trong lúc người phụ banh vết mổ bằng những banh nhỏ hai bên có mảnh xương và các cơ, cân dính vào xương.

- Phẫu thuật viên (hoặc người phụ 2) thò ngón tay vào trong miệng, ấn vào đỉnh V của lưỡi. Phải bóc tách được toàn bộ nang hay ống rò

- Nếu thấy đã cùng đường của ống giáp lưỡi, luồn một sợi chỉ lin ở đáy và cắt cuống, toàn bộ phần đã bóc tách được lấy ra.

- Cầm máu, kéo khít 2 mảnh xương móng, bằng cách luồn sát 2 vòng Catgut, hay chỉ Safil (1.0) xuyên vào các thớ cơ. Đặt 1 ống dẫn lưu nhỏ vào chỗ trống của ống giáp lưỡi.

- Khâu cân theo đường thẳng đứng, khâu lớp nông theo chiều ngang. Khâu da, cố định dẫn lưu.

VI. THEO DÕI

- Theo dõi mạch, huyết áp cho tới khi tỉnh rút ống nội khí quản

- Theo dõi sau phẫu thuật: nếu nhiễm trùng, cho dùng kháng sinh

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Nhiễm trùng

- Tái phát

- Chảy máu sau mổ là tai biến nặng nề vì gây khó thở nhanh vì máu tụ chèn vào đáy lưỡi gây chèn ép, khó thở cần khai khí đạo để đặt nội khí quản để gây mê cầm máu lại

 

 

QUY TRÌNH XII.15

CẮT CÁC U ÁC TUYẾN GIÁP

I. ĐẠI CƯƠNG

Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò then chốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có chỉ định phẫu thuật thích hợp hoặc kèm theo điều trị bổ trợ bằng I 131 hoặc tia xạ ngoài

Phẫu thuật u ác tuyến giáp là chỉ định phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và tất cả các thế giải phẫu bệnh khác. Tùy từng giai đoạn có thể thực hiện cắt 1 thùy hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp kèm nạo vét hạch cổ

II. CHỈ ĐỊNH

1. Chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ theo các yếu tố tiên lượng xấu:

- Tuổi > 40.

- Có tiền sử tiếp xúc với phóng xạ

- Kích thước khối u > 4 cm

- Bệnh lý giải phẫu: Ung thư biểu mô biệt hóa, không biệt hoá

- Sự xâm lấn: nhiều ổ ung thư trong tuyến giáp

- Di căn hạch cổ

- Di căn xa (phổi, xương…)

Người bệnh chỉ cần có một trong những yếu tố trên thì có chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.

2. Chỉ định cắt thùy tuyến giáp khi :

- U kích thước bé <1cm, Siêu âm không có hạch cổ

- U ranh giới rõ, không xâm lấn xung quanh

- GPB sinh thiết dưới hướng dẫn của SÂ là Ung thư thể nhú

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh quá già yếu, u to xâm lấn vào thực quản, khí quản, không còn khả năng cắt toàn bộ tuyến giáp.

Người bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu được các phẫu thuật lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: phẫu thuật viên tổng quát hoặc chuyên khoa, nắm vững về giải phẫu sinh lý tuyến giáp và các bộ phận liên quan như tuyến cận giáp, dây thần kinh quặt ngược… đồng thời phải có thời gian thực hành.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tuyến giáp hoặc dụng cụ phẫu thuật phần mềm

- Phương tiện gây mê nội khí quản.

3. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế (chú ý các xét nghiệm về nội tiết của tuyến giáp)

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế người bệnh

Nằm ngửa, cổ ngửa đến tối đa bằng cách lót gối vào dưới 2 vai và phần dưới của cổ.

2. Vô cảm: gây mê nội khí quản.

3. Đường rạch:

- Cắt toàn bộ tuyến giáp : hình chữ U, đáy quay xuống dưới, cách phía trên hõm ức 2 cm, có thể kéo dài lên 2 bên 5-6 cm theo bờ ngoài cơ ức đòn chũm hoặc rạch theo nếp lằn cổ. Đường rạch qua da, tổ chức dưới da và cân cơ cổ nông, cầm máu bằng dao điện lưỡng cực.

- Cắt 1 thùy : theo nếp lằn cổ của BN

4. Bóc tách vạt da đến bờ dưới sụn giáp. Thắt các tĩnh mạch cảnh trước, banh rộng trường mổ bằng cách khâu sợi chỉ kéo lên trên hoặc dùng banh tự động.

5. Bộc lộ tuyến giáp

Mở dọc chính giữa theo các thớ cơ của cơ ức đòn móng, tiếp theo là cơ ức giáp. Thường cơ ức giáp dính vào bao tuyến giáp, nếu u quá to có thể cắt ngang qua thớ cơ này.

Bộc lộ tuyến giáp sau các cơ dưới móng bằng banh Farabeuf. Buộc cầm máu các tĩnh mạch cổ trước. Toàn bộ tuyến giáp được bộc lộ và có thể đánh giá tổn thương bằng tay.

6. Cắt toàn bộ thùy tuyến giáp

Cần chú ý 2 thành phần: dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp. 2 thanh phần này đều có liên quan đến động mạch giáp dưới.

Thì 1: bóc tách để giải phóng cực dưới của tuyến giáp. Kéo nhẹ nhàng cực dưới bằng một sợi chỉ khâu hoặc bằng banh Farabeuf. Bóc tách cực dưới của thùy tuyến giáp tời khi nhìn thầy dây thần kinh quặt ngược đi vào dưới, trên hoặc giữa của các nhánh chia động mạch giáp dưới. Buộc các tĩnh mạch giáp dưới và những động mạch nuôi dưỡng nhu mô tuyến giáp. Cũng tại vị trí này phải chú trọng tới tuyến cận giáp dưới ngay bờ cực dưới của tuyến giáp và bóc tách chúng ra khỏi tuyến giáp. Dây thần kinh quặt ngược được thấy rất rõ, dừng lại đó để bóc tách, giải phóng cực trên tuyến giáp.

Thì 2: bóc tách cực trên tuyến giáp. Buộc riêng từng nhánh chia của động mạch giáp trên và các tĩnh mạch tiếp xúc với nhu mô tuyến giáp. Đây là biện pháp tốt nhất để tránh cắt vào thần kinh thanh quản trên. Bắt đầu buộc từ các mạch máu phía trước trong, sau đó là các mạch máu nông để có thể giải phóng được cực trên tuyến giáp. Nếu có thể, bảo tồn nhánh chia xuống dưới của động mạch giáp trên vì nhánh này có thể chia nhánh để nuôi tuyến cận giáp trên. Tuy nhiên, các tổn thương lan rộng không thể bóc tách để phân chia các nhánh của động mạch giáp trên thì bắt buộc phải buộc cả động mạch giáp trên. Sau đó gạt thùy tuyến giáp vào trong, lúc đó sẽ cho phép nhìn rõ và bóc tách thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Thì 3: phẫu tích thần kinh quặt ngược.

Thì này rất quan trọng vì nó đi cùng với sự phẫu tích bảo tồn tuyến cận giáp và các mạch máu nuôi dưỡng chúng.

Khi nhìn thấy dây thần kinh quặt ngược thì phẫu tích thận trọng. Bóc tách thần kinh quặt ngược bằng gạc tốt hơn là bằng dụng cụ. Dùng banh Farabeuf kéo nhẹ các thành phần của máng cảnh và tĩnh mạch cảnh trong ra phía ngoài.

* Ở bên phải, đường đi của dây thần kinh quặt ngược đi chéo từ ngoài vào trong và từ thấp lên cao, đi sát vào khí quản khi nó ở ngang mức với động mạch giáp dưới.

* Ở bên trái, thần kinh quặt ngược ở trong rãnh khí-thực quản, ở nông khi nó ở vị trí giữa các nhánh chia của động mạch giáp dưới.

Phẫu tích dây thần kinh quặt ngược cho tới khi đầu trên của nó đi vào thanh quản. Phẫu tích bằng 1 pince đầu nhỏ và tù đầu, tách thần kinh quặt ngược ra khỏi các tổ chức phía trên (chỗ đi vào thanh quản) thì không nên dùng pince mà dùng mũi dao, tách nhẹ phần nhu mô tuyến giáp dính vào thần kinh và sụn giáp. Với cách này sang chấn thần kinh quặt ngược rất ít.

Phẫu tích toàn bộ thần kinh quặt ngược đôi khi rất khó khăn, đặc biệt là ở phần cao, trước khi thần kinh quặt ngược đi vào thanh quản, ở đó là nơi tiếp giáp giữa bao tuyến giáp và dây chằng Gruber.

Khi phẫu tích, cầm máu bằng dao điện lưỡng cực hoặc bằng chỉ 5.0, khi đã nhìn rõ dây thần kinh quặt ngược. Trước tiên cần phải đánh dấu vị trí các tuyến cận giáp, đặc biệt ở phía trên khi phẫu tích dây thần kinh quặt ngược, buộc tất cả các mạch máu thật sát nhu mô tuyến giáp. Thích hợp nhất là buộc các mạch máu đã chia nhánh của động mạch giáp dưới bằng chỉ 5.0 không tiêu hoặc bằng dao điện lưỡng cực để tránh nguy cơ chảy máu sau mổ.

Tiếp theo là bóc tách eo tuyến giáp ra khỏi khí quản, chú ý cắt hết cả thùy tháp của tuyến giáp, cầm máu mao mạch phía trước khí quản bằng dao điện lưỡng cực.

7. Cắt 1 thùy :

Cũng thực hiện kỹ thuật như cắt toàn bộ tuyến giáp, chỉ khác là phẫu tích cắt 1 thùy + nạo vét hạch cùng bên

V. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Liệt dây thanh âm

- Liệt dây thanh âm tạm thời: người bệnh bị khan tiếng nhẹ, giọng thay đổi nhưng vẫn nói được tốt. Các triệu chứng giảm dần và hết.

Khám: soi thanh quản gián tiếp và trực tiếp, thấy dây thanh âm bên liệt di dộng hạn chế.

- Liệt dây thanh âm vĩnh viễn: do cắt đứt dây thần kinh quạt ngược. Người bệnh nói khàn nặng hoặc mất tiếng hoặc có thể khó thở sau rút ống nội khí quản. Không phục hồi giọng nói trở về bình thường.

- Xử trí tai biến do đứt dây thần kinh quặt ngược khi phẫu tích, do u to xâm lấn phải tìm 2 đầu nối lại, dùng chỉ nhỏ 6-0, khâu 2 đầu vỏ bao thần kinh lại với nhau.

2. Suy tuyến cận giáp sau mổ

- Ngay ngày hậu phẫu đầu tiên có thể xuất hiện cơn Tetani do suy tuyến cận giáp.

Xử trí điều trị cơn tetani bằng Canxi Clorua 1g tiêm tĩnh mạch. Sau đó nên sử dụng ngay Vitamin D3, thông thường sử dụng Rocaltrol dùng với liều 0,25 mg. Nếu cơn Tetani không giảm sẽ tăng liều lên 0,5-0,75 mg. Các triệu chứng sẽ giảm dần, cơn thưa dần và sẽ hết. Phối hợp Rocaltrol với Canxi đường uống 1000 mg/ngày sẽ tác dụng nhanh hơn.

- Lưu ý trong khi phẫu thuật, khi không giữ được các cuống mạch nuôi tuyến cận giáp nên cấy tuyến cận giáp.

* Kỹ thuật: khi tách rời tuyến cận giáp, ngâm ngay vào dung dịch nước muối sinh lý hoặc tốt nhất là dung dịch Waymouth trong 30 phút. Cắt chúng ra làm 4 hoặc 5 mảnh, sau đó cấy các mảnh tuyến cận giáp vào cơ ngửa dài cánh tay, cơ ức đòn chũm hoặc cơ ngực lớn. Tách các thớ cơ theo chiều dọc và đưa các mảnh tuyến cận giáp vào và khâu lại bằng chỉ không tiêu.

3. Các tai biến khác: chảy máu, khó thở….

- Chảy máu: Mổ lại cầm máu

- Khó thở: Do xẹp khí quản hay đứt dây thần kinh quặt ngược phải mở khí quản.

- Xẹp khí quản: do u to chèn ép lâu ngày. Nếu lưu ống nội khí quản 2-3 ngày.

Rút và theo dõi sau đó

 

 

QUY TRÌNH XII.16

CẮT CÁC U ÁC TUYẾN DƯỚI HÀM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Các khối u tuyến nước bọt chiếm tỷ lệ 3 đến 4 trong tổng số các khối u vùng đầu cổ.

- Khoảng một nửa số khối u vùng dưới hàm là khối u ác tính.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các khối u ác tính của tuyến dưới hàm.

- Các khối u lành tính tuyến dưới hàm có nhiều ổ hoặc kích thước lớn.

- Viêm tuyến dưới hàm mạn tính, xơ hóa đã điều trị nội khoa không đáp ứng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khối u lan rộng không có khả năng cắt bỏ rộng rãi hoặc không có khả năng vét hạch cổ triệt để hoặc có di căn xa.

- Người bệnh già yếu, suy dinh dưỡng, mắc bệnh toàn thân (tim mạch, tiểu đường, hô hấp… chưa điều trị ổn định) không có chỉ định gây mê nội khí quản hoặc nguy cơ vết mổ không liền.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

- Người bệnh được làm đầy đủ xét nghiệm cơ bản: huyết học, sinh hóa. Xquang, siêu âm…được thụt tháo và vệ sinh cá nhân từ ngày hôm trước.

- Người bệnh được thông báo về mục đích phẫu thuật cũng như các tai biến có thể xảy ra

- Tư thế người bệnh nằm ngửa trên bàn phẫu thuật, đầu được cố định nghiêng sang bên lành, kê gối vai

- Bác sỹ phẫu thuật đứng bên bệnh, người phụ đứng đối diện bác sỹ mổ chính

2. Vô cảm

- Gây mê toàn thân cùng với đặt ống nội khí quản qua đường mũi

3. Dụng cụ: bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt

Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Các khối u lành tính và viêm tuyến dưới hàm mạn tính

Thì 1: Rạch da và bóc tách vạt

- Rạch da theo đường ngang phía dưới và song song với bờ dưới của xương hàm.

Để tránh gây tổn thương nhánh bờ hàm dưới của dây thần kinh mặt, nên rạch da cách rãnh hàm-mặt khoảng 1-2 cm.

- Bóc tách vạt ở mức dưới cơ bám da lên phía trên ngang mức xương hàm dưới, xuống phía dưới ngang mức xương móng.

Thì 2: Cắt tuyến dưới hàm

- Để xác định nhánh bờ hàm dưới của dây thần kinh mặt, tìm và thắt động mạch và tĩnh mạch mặt bằng 2 mũi chỉ Vicryl 3.0 (nằm phía dưới nhánh thần kinh) rồi cắt đôi. Các hạch nằm ở phía trước và phía sau dây thần kinh nên được lấy đi cùng với bệnh phẩm phẫu thuật trong trường hợp khối u nghi ngờ ác tính.

- Phẫu tích dọc theo bờ dưới của tuyến, phần tiếp xúc với bụng trước và bụng sau của cơ nhị thân. Sau khi cơ hàm móng được bộc lộ, có thể nhìn thấy dây thần kinh lưỡi khi vén cơ này lên trên về phía cung răng và kéo tuyến dưới hàm xuống dưới. Sự liên hệ giữa các hạch dưới hàm và các nhánh của dây thần kinh lưỡi là sau khi được cắt bỏ các nhánh này sẽ cho phép vén dây thần kinh này lên phía trên vào dưới xương hàm một cách an toàn.

- Tiếp tục giải phóng phần tuyến dưới hàm phía trước nằm sâu trong cơ hàm móng, phần tiếp xúc với cực sau của tuyến dưới lưỡi. Đa số các trường hợp không nhìn thấy rõ dây thần kinh dưới lưỡi (dây XII) trong quá trình phẫu tích và không nên động chạm đến.

- Kẹp và cắt ống tuyến dưới hàm càng gần vùng sàn miệng trước càng tốt. Vào lúc này, tuyến dưới hàm chỉ còn được gắn với động mạch mặt. Kẹp và cắt động mạch mặt để hoàn thành việc cắt bỏ tuyến dưới hàm cùng với một đoạn động mạch mặt.

Thì 3: Đóng vết mổ

- Đặt 1 dẫn lưu tại hố mổ.

- Khâu đóng vết mổ theo 2 lớp: cơ bám da và da.

2. Các khối u ác tính

- Khi khối u xâm lấn hoặc phá vỡ vỏ tuyến, cần thực hiện phẫu thuật nạo vét vùng dưới hàm thành một khối theo nguyên tắc ung thư phù hợp. Nếu cần thiết có thể phải hy sinh các cơ và dây thần kinh lân cận như nhánh bờ hàm dưới của dây thần kinh mặt, cơ nhị thân, cơ vai móng hoặc các cơ dưới móng.

- Chỉ định vét hạch cổ tận gốc trong những trường hợp xác định có hạch di căn trên lâm sàng. Nếu hạch xâm lấn tối thiểu, chỉ cần vét hạch cổ biến đổi bảo tồn dây thần kinh IX. Trong trường hợp không sờ thấy hạch trên lâm sàng, chỉ định vét hạch cổ chọn lọc nếu khối u kích thước lớn và có độ mô học cao.

- Đối với người bệnh ung thư biểu mô tuyến dưới hàm giai đoạn muộn, khối u có thể xâm lấn xương hàm hoặc sàn miệng, khó có thể phân biệt được khối u ác tính xuất phát từ sàn miệng hay tuyến dưới lưỡi trên lâm sàng. Trong những trường hợp này, thường phải cắt bỏ tuyến dưới hàm cùng với một đoạn xương hàm dưới và tạo hình bằng một vạt da-cơ-xương mạch máu.

VI. THEO DÕI

- Chảy máu

- Nhiễm trùng

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu do không kiểm soát được động mạch mặt: Động mạch mặt là nguyên nhân chính gây nên chảy máu số lượng nhiều trong phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến dưới hàm. Vì vậy, việc kiểm soát động mạch này là rất quan trọng, đặc biệt là phần động mạch gần chỗ tách ra khỏi động mạch cảnh ngoài do áp lực động mạch ở đây mạnh.

- Liệt nhánh thần kinh bờ hàm dưới của dây VII: nếu là liệt tạm thời do viêm, có thể dùng kháng sinh, chống viêm để phục hồi dần. Trong trường hợp dây thần kinh bị đứt hoàn toàn, có thể phẫu thuật ghép thần kinh tự thân.

- Rò từ khoang miệng ra da: hiếm gặp. Thường chỉ gặp trong trường hợp ung thư tuyến dưới hàm giai đoạn muộn xâm lấn lên sàn miệng, khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến dưới hàm cùng với một đoạn xương hàm. Cần chăm sóc tại chỗ và dùng thuốc kháng sinh, chống viêm. Nếu đường rò không liền, phải phẫu thuật cắt đường rò.

- Hoại tử vạt da-cơ-xương: cắt lọc tổ chức hoại tử, chăm sóc tại chỗ, dùng kháng sinh, chống viêm. Khi vết mổ sạch, tổ chức hạt mọc tốt, có thể xét phẫu thuật tạo hình lại bằng một vạt khác.

(Lượt đọc: 13820)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ