Banner
Banner dưới menu

GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY TRÊN XƯƠNG ĐÒN

GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY TRÊN XƯƠNG ĐÒN

I.Định nghĩa

Phong bế các dây thần kinh bằng cách tiêm thuốc tê vào bao đám rối thần kinh cánh tay từ phía trên xương đòn.

 

II. Chỉ định

 Phẫu thuật cánh tay, cẳng tay và bàn tay.

 

III. Chống chỉ định

1/ Liệt dây thần kinh hoành

2/ Liệt dây thần kinh quặt ngược bên đối diện

3 Tràn khí màng phổi bên đối diện

4/ Gây tê đám rối thần kinh cả 2 bên

5/ Dị ứng thuốc tê.

 

IV. Chuẩn bị

1/ Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức

2/ Phương tiện: hai bơm tiêm 20ml, kim tiêm 20-22G, bông cồn sát khuẩn, máy và kim dò dây thần kinh nếu có (Stimulator).

3/ Người bệnh: nằm ngửa, đầu quay sang bên đối diện, tay để dọc sát theo cơ thể.

4/ Hồ sơ bệnh án: theo quy định chung.

 

V. Các bước tiến hành

1/ Mốc giải phẫu: xương đòn và động mạch dưới đòn.

2/ Điểm chọc: 1cm trên điểm giữa xương đòn, ngay bên ngoài động mạch.

3/ Hướng chọc: chếch xuống dưới, ra sau-ngoài, song song với cơ thang.

4/ Dấu hiệu cần tìm: cảm giác chạm vào xương sườn số 1, dấu hiệu tê bì hoặc rung giật cơ vùng dây thần kinh chi phối khi dùng máy dò dây thần kinh.

5/ Cách tiêm thuốc: hút nhẹ thử trước khi tiêm và tiêm thuốc nếu không có máu. Hút nhẹ kiểm tra sau mỗi lần tiêm 5ml thể tích.

6/ Thuốc tiêm và liều: 30-40ml lidocain 0,5-1% (tác dụng 60-90 phút) hoặc mepivacain 1% (tác dụng 75-120 phút) hoặc bupivacain 0,25-0,5% (tác dụng 180-270 phút) hoặc etidocain 1% phối hợp với bupivacain. Các thuốc tê có adrenalin được phép sử dụng.

 

VI. Theo dõi và xử lí tai biến

1/ Theo dõi tri giác, nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy cũng như mức độ phong bế thần kinh của vùng chi mong muốn.

2/ Theo dõi, phát hiện các tác dụng phụ và tai biến:

a, Hội chứng Claude Bernard-Horner

b, Liệt tạm thời dây thần kinh quặt ngược

c, Liệt tạm thời dây thần kinh hoành: theo dõi và xử lí suy hô hấp.

d, Tràn khí màng phổi: dẫn lưu màng phổi, hút liên tục.

e, Chọc vào động mạch dưới đòn: rút kim và ấn mạnh 5 phút. Có thể chọc lại nếu không có khối máu tụ

g, Ngộ độc thuốc tê. Biểu hiện bắng đau đầu, chóng mặt, tê đầu lưỡi, rung giật cơ hoặc nặng hơn là rối loạn tri giác, co giật toàn thân, hôn mê, tụt huyết áp. Điều trị: an thần (benzodiazepin hoặc barbiturat), hồi sức hô hấp và tuần hoàn nếu cần (ngửi oxy qua mặt nạ hoặc bóp bóng hỗ trợ, đặt nội khí quản và kiểm soát thông khí cũng như truyền dịch nhanh và dùng thuốc trợ tim).

(Lượt đọc: 6616)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ