PHẪU THUẬT XỨ LÝ VẾT THƯƠNG XOANG TĨNH MẠCH SỌ
(Cập nhật: 26/6/2022)
PHẪU THUẬT XỨ LÝ VẾT THƯƠNG XOANG TĨNH MẠCH SỌ
I. Đại cương.
- Xoang tĩnh mạch hình thành do sự tách đôi của màng cứng. Xoang tĩnh mạch gồm xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang tĩnh mạch ngang, xoang thẳng, xoang đá, xoang sigma.
II. Chỉ định mổ
- Tổn thương xoang tĩnh mạch không có vết rách da thì chỉ mổ khi có dấu hiệu tắc xoang.
- Khi vết thương kèm theo lún sọ tren đường đi của xoang tĩnh mạch, chỉ định mổ khi lún quá nửa chiều dày bản xương sọ.
- Vết thương xoang kèm theo vết thương sọ não hở.
- Nhiều trường hợp vết thương xoang tĩnh mạch xảy ra khi mổ máu tụ NMC,
III. Chuẩn bị.
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên thần kinh
- Hai phụ mổ
- Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê, KTV phụ gây mê, nhân viên trợ giúp
- Kíp dụng cụ: Dụng cụ viên, chạy ngoài
2. Người bệnh:
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình
trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ đại phẫu, một số dụng cụ chuyên về phẫu thuật thần kinh, thuốc,
dịch truyền…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút.
IV. Các bước tiến hành.
1. Tư thế: tùy theo vị trí tổn thương, đầu cao vừa phải.
2. Vô cảm: Mê NKQ
3. Kĩ thuật:
- Chuẩn bị các phương tiện cầm máu:
+ Surgicel và spongels.
+ Lấy cơ thái dương để sẵn sàng cầm máu.
+ Chỉ monofil 4.0 và 5.0 để khâu xoang tĩnh mạch.
- Đường rạch da:
+ Cắt lọc mép vết thương tiết kiệm, làm sạch và khâu lại vết thương. Rạch da hình vòng cung xung quanh lún xương, cuống rộng để tránh thiểu dưỡng.
+ Trong trường hợp vết thương da rộng, vùng lún xương hẹp có thể rạch da về hai phía theo hình chữ S, cho đủ rộng, phải bộc lộ được toàn bộ vùng lún và vùng xoang tĩnh mạch.
+ Cầm máu da đầu bằng dao điện hoặc sử dụng pinces sọ não để cầm máu.
- Xương sọ.
+ Không nên lấy ngay mảnh xương vỡ nếu vùng lún trên xoang tĩnh mạch.
+ Khoan sọ vùng xương lành hoặc khona 4 lỗ xung quanh vùng lún để mở cửa sổ xương, gặm xương bộc lộ xoang tĩnh mạch và màng não lành xung quanh vùng xương lún.
+ Chuẩn bị prolene 4.0 hoặc 5.0, các phương tiện cầm máu sau đó mới nhấc mảnh xương ở trên xoang tĩnh mạch.
- Xử trí tổn thương xoang.
+ Nếu nhiều vết thương nhỏ có thể đặt surgicel hoặc spongels sau đó khâu ép.
+ Nếu vết thương rộng nên khâu vết thương bằng chỉ nhỏ rồi đặt phương tiện cầm máu.
+ Nếu thương rộng khâu lại có thể làm hẹp xoang thì cần vá xoang bằng cơ thái dương hoặc màng não.
+ Trong trường hợp đứt rời xoang ở 1/3 trước có thể thắt xoang.
- Màng não:
+ Vá kín màng não bằng cân cơ thái dương.
- Đặt dẫn lưu. Đóng vết mổ 2 lớp.
V. Theo dõi và biến chứng.
- Theo dõi
. Toàn thân: Thở, mạch huyết áp
. Tình trạng thần kinh
. Chảy máu sau mổ
. Dẫn lưu sọ
. Viêm màng não, não ( đặc biệt nếu có rách màng cứng kèm theo)
- Xử trí tai biến
. Tắc mạch do khí.
. Chảy máu: mổ lại để cầm máu, truyền máu
. Động kinh: thuốc điều trị động kinh
. Viêm màng não: chọc dịch, cấy vi khuẩn, điều trị theo kháng sinh đồ.
(Lượt đọc: 1162)
Tin tức liên quan
- PHẪU THUẬT XỬ LÝ VẾT THƯƠNG XOANG HƠI TRÁN
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ TRONG NÃO THẤT
- PHẪU THUẬT DẪN LƯU MÁU TỤ TRONG NÃO THẤT
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MÃN TÍNH 2 BÊN
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MÃN TÍNH 1 BÊN
- PHẪU THUẬT TỤ MÁU DƯỚI MÀNG CỨNG CẤP TÍNH
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG TRÊN LỀU DƯỚI LỀU HOẶC TRÊN LỀU VÀ DƯỚI LỀU NHIỀU VỊ TRÍ
- PHẪU THUẬT LÚN SỌ KHÔNG CÓ VẾT THƯƠNG
- PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG SỌ NÃO CÓ RÁCH MÀNG NÃO
- PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG SỌ HỞ
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều