Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
(Cập nhật: 25/12/2020)
Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
- Nguyên tắc dinh dưỡng
- Năng lượng: 30 - 35 Kcal/kg/ngày.
- Protein: 12 - 20% tổng năng lượng.
- Lipid : 15 - 20% tổng năng lượng.
- Glucid: 60 - 70% tổng năng lượng.
- Đủ vitamin và muối khoáng.
- Chia làm nhiều bữa nhỏ 4 - 6 bữa/ngày, tránh ăn no quá, tránh để đói quá.
- Hạn chế các chất kích thích dạ dày, các thức ăn sinh hơi.
- Tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt làm việc điều độ.
- Lời khuyên dinh dưỡng
1. Lựa chọn thực phẩm:
a. Thực phẩm nên dùng
- Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo tẻ, gạo nếp, khoai lang, khoai sọ, bột đao, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy…
- Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng
- Thức ăn mềm, ít xơ sợi : thịt chọn loại ít gân, xơ như thịt nạc, cá nạc, chọn các loại rau củ non như : rau cải, rau đay, rau mồng tơi, rau muống, bầu, bí, su su…
- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: dầu ăn (dầu cá), mật ong, đường, bánh kẹo ngọt...
- Quả chín: Chọn các loại quả chín, ngọt như: táo, na, vải, quýt ngọt, xoài ngọt…
- Đồ uống: nước lọc, nước khoáng, sinh tố hoa quả ngọt...
b. Các thực phẩm hạn chế dùng
- Thức ăn làm tăng kích thích dạ dày: nước dùng thịt, nước sốt, thịt rán, quay.
- Thức ăn thô, cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau quả nhiều chất xơ như: gạo lứt, đậu đỗ, rau bí, rau su su già, các củ quả nhiều xơ…
- Thức ăn chua, lên men: dưa cà, hành muối, sữa chua.
- Các thức ăn chế biến sẵn : bún, giò, chả, pate, dăm bông, lạp sườn, xúc xích
- Hạn chế các loại rau sinh hơi như : súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa chuột, củ cải, dưa cải…
- Các loại quả chua, xanh : dứa, chanh, cam chua, xoài xanh, đu đủ xanh, chuối xanh…
- Gia vị: Dấm, ớt, tỏi, hạt tiêu, cà ri, mù tạc…
- Các chất kích thích: rượu các loại, chè đặc, cà phê đặc, nước ngọt có ga (cô ca, pepsi, sting…), thuốc lá, thuốc lào.
c. Một số lưu ý
- Nấu chín, xau nhuyễn, ninh nhừ thức ăn, dễ tiêu hóa, hấp thu, không dùng thực phẩm sống, ăn chậm, nhai kỹ.
- Chế biến luộc hấp hạn chế xào, rán, nướng quay.
- Không nên chan canh trong bữa ăn, không ăn thức ăn quá loãng hay quá đặc.
- Không nên ăn quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ phù hợp 40 – 500C.
2. Thực đơn mẫu
2.1 Thực đơn mẫu số 1
Năng lượng : 1700- 1800kcal
2.2 Thực đơn mẫu số 2
Năng lượng : 1900- 2000kcal
THỰC ĐƠN MẪU SỐ 1
Dành cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
1.Năng lượng : 1700- 1800kcal
- Protit: 14% - Lipid: 20% - Gluxit: 66%
2.Tổng thực phẩm trong ngày : Gạo tẻ : 310g
- Thịt, cá nạc : 250 - 300g
- Rau xanh: 300 - 350g
- Dầu ăn : 25ml
- Quả chín : 150 – 200g
- Muối ăn ≤ 6g
3.Thực đơn mẫu
CÁC BỮA TRONG NGÀY |
||
Bữa sáng: Cháo thịt gà đậu xanh 500ml Gạo tẻ: 30g Đậu xanh : 5g Thịt gà lườn băm: 30g (1.5 thìa, thìa 10ml) Dầu ăn : 5ml
|
Bữa trưa: Cơm Gạo tẻ 140g (2 lưng bát con) Mọc xốt 50g (3-4 viên trung bình) Giò lụa 30g (1 miếng) Su su + cà rốt luộc nhừ: 200g (1 miệng bát con) -Dầu ăn 10ml |
Bữa tối: Cơm Gạo tẻ 140g (2 lưng bát con) Cá trắm hấp 100g (1 khúc nhỏ) Đậu phụ xốt 1 bìa Rau cải cúc 100g nấu canh Dầu ăn 10ml |
|
Bữa phụ chiều: 15h Xoài chín 200g |
|
4. Thực phẩm thay thế tương đương
Nhóm chất đạm |
Nhóm chất bột đường |
Chất béo |
Muối |
100g thịt lợn nạc tương đương |
100g gạo tương đương |
1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương |
1g muối tương đương |
100g thịt bò, 100g thịt gà, 100g tôm, 100g cá nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà, 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ. |
2 lưng bát cơm, 100g bột mỳ, 170g bánh mỳ, 100g bánh quy, 100g miến, 100g phở khô, bún khô, 250g bánh phở tươi 300g bún tươi, 400g khoai củ các loại. |
8g lạc hạt, 8g vừng.
|
5ml nước mắm, 7ml magi
|
Chú ý:
- Dựa vào thực phẩm thay thế tương đương để ăn đa dạng thực phẩm.
THỰC ĐƠN MẪU SỐ 2
Dành cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
1. Năng lượng : 1900- 2000kcal
- Protit: 15% - Lipid: 19% - Gluxit: 66%
2.Tổng thực phẩm trong ngày :
- Gạo tẻ : 310g
- Thịt, cá nạc : 250 - 300g
- Rau xanh: 300 - 350g
- Dầu ăn : 25ml
- Quả chín : 150 – 200g
- Sữa Ensure Gold HMB: 230ml (pha theo công thức)
- Muối ăn ≤ 6g
3.Thực đơn mẫu
CẤC BỮA TRONG NGÀY |
||
Bữa sáng: Cháo thịt gà đậu xanh 500ml Gạo tẻ: 30g Đậu xanh : 5g Thịt gà lườn băm: 30g (1.5 thìa, thìa 10ml) Dầu ăn : 5ml |
Bữa trưa: Cơm Gạo tẻ 140g (2 lưng bát con) Mọc xốt 50g (3-4 viên trung bình) Giò lụa 30g (1 miếng) Su su + cà rốt luộc nhừ: 200g (1 miệng bát con) Dầu ăn 10ml
|
Bữa tối: Cơm Gạo tẻ 140g (2 lưng bát con) Cá trắm hấp 100g (1 khúc nhỏ) Đậu phụ xốt 1 bìa Rau cải cúc 100g nấu canh Dầu ăn 10ml
|
|
Bữa phụ chiều: 15h Xoài chín 200g |
Bữa phụ tối :21h Sữa Ensure Gold HMB 230ml (pha theo công thức) |
4 . Thực phẩm thay thế tương đương
Nhóm chất đạm |
Nhóm chất bột đường |
Chất béo |
Muối |
100g thịt lợn nạc tương đương |
100g gạo tương đương |
1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương |
1g muối tương đương |
100g thịt bò, 100g thịt gà, 100g tôm, 100g cá nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà, 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ. |
2 lưng bát cơm, 100g bột mỳ, 170g bánh mỳ, 100g bánh quy, 100g miến, 100g phở khô, bún khô, 250g bánh phở tươi 300g bún tươi, 400g khoai củ các loại. |
8g lạc hạt, 8g vừng.
|
5ml nước mắm, 7ml magi
|
Chú ý:
- Dựa vào thực phẩm thay thế tương đương để ăn đa dạng thực phẩm.
(Lượt đọc: 5469)
Tin tức liên quan
- Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm đại tràng mạn
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm gan mạn tính
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm gan mạn tính
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh xơ gan mất bù
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh xơ gan còn bù
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh xơ gan
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm tụy mạn
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm tụy mạn
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh suy tim giai đoạn 1, 2
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh suy tim giai đoạn 3
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều