GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
GIÁC HƠI ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT
1. CHỈ ĐỊNH
Các bệnh ngoại cảm phong hàn
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chỗ da thịt bệnh bị lở loét, u bướu, hoặc thân thể gầy còm, da thịt mất sức co giãn.
- Toàn thân co giật
- Người mắc bệnh thủy thũng
- Không giác vùng trước tim, đầu vú và vùng bụng dưới khi có thai.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Người thực hiện:
Bác sỹ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh..
3.2. Phương tiện
- Ống giác các cỡ, kẹp có mấu, bông cồn, mồi lửa, dầu va-dơ-lin
3.3. Người bệnh
- Được khám và xác định chuẩn đoán của đông y là bị ngoại cảm phong hàn.
- Được giải thích cảm giác căng, hơi rát ở vùng được giác.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Vùng giác
- Gáy, vai, lưng, thắt lưng dọc theo kinh Đởm, Mạch đốc, Kinh Bàng quang.
- Tay dọc theo kinh Phế, kinh Đại trường
- Vùng bụng Mạch nhân, kinh Vị.
- Chân Kinh Vị, Đởm, Thận
4.2. Tư thế người bệnh
Tùy từng vùng giác mà bệnh nhân nằm sấp hay ngửa.
+ Nằm sấp lên gối úp mặt vào lỗ thủng của giường để tránh cản trở hô hấp; hai tay đưa lên phía rên đầu vùng giác hơi hướng lên trên.
+ Nằm ngửa tay xuôi dọc theo thân người, bàn tay ngửa.
4.3. Thủ thuật
- Đem ống giác so với vùng giác để chọn ống có kích cỡ phù hợp.
- Xoa một ít dầu vaseline lên miệng ống tránh để tránh hút mạnh quá làm tổn thương da.
- Dùng pince giữ chặt cục bông cồn đang cháy khua vào trong ống để bông cồn cháy trong ống rồi giật nhanh ra úp ngay lên vùng định giác.
- Để ống khoảng 5-10 phút. Ống nào làm bệnh nhân đau rát khó chịu thì phải nhấc sớm.
- Khi nhấc ống, tay phải giữ ống, ngón trỏ tay trái ấn nhẹ vào da ở cạnh miệng ống để cho không khí vào trong ống, ống sẽ tự rơi ra.
4.4. Liệu trình
- Ngày giác 1 lần; mỗ lần từ 15-20 ống giác.
5. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Khi chưa đủ thời gian mà ống tự dời ra thì có thể làm lại.
- Sau khi giác nếu da bị tổn thương; bệnh nhân đau rát thì dầu vaseline lên chỗ đó.
(Lượt đọc: 3599)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều