PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
(Cập nhật: 26/6/2022)
PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương cột sống cổ là tổn thương thường gặp trong chấn thương nói chung và chấn thương cột sống nói riêng. Tổn thương phức tạp và để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Phẫu thuật nhằm mục đích cố định cột sống, giải ép, ghép xương làm vững lâu dài cột sống. Vật liệu ghép xương có 2 loại: xương tự thân hoặc xương nhân tạo
II. CHỈ ĐỊNH
Chấn thương cột sống cổ mất vững có chỉ định phẫu thuật
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có tổn thương phối hợp nặng kèm theo
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật cột sống, giải thích kỹ tình trạng bệnh của người bệnh cho gia đình.
2. Phương tiện
Giá đỡ đầu, nẹp, vít, khoan mài, dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa
3. Người bệnh
Vệ sinh vùng mổ, nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định, ký cam đoan hồ sơ phẫu thuật
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê nội khí quản
2. Phẫu thuật
- Tư thế: nằm ngửa cố định đầu trên khung Mayfield, độn gối ở dưới vai.
- Đường rạch: rạch da đường mổ cổ trước bên phải hoặc trái dọc bờ trong cơ ức đòn chũm. Chiều dài và vị trí rạch tùy thuộc tổn thương.
- Phẫu tích bộc lộ, vén các lớp: Bó mạch cảnh ra ngoài, khí quản và thực quản vào trong tới bờ trước thân đốt sống
- Lắp hệ thống vén
- Giải quyết tổn thương
+ Lấy đĩa đệm, giải ép thần kinh
+ Cắt thân đốt sống nếu tổn thương vỡ thân đốt sống
- Tạo giường ghép xương: mài 2 đĩa sụn để lộ tổ chức xương xốp
- Ghép xương:
+ Lấy mảnh xương ghép từ xương cánh chậu, cách gai chậu trước trên về phía mào chậu 2 cm, làm sạch, đo xương bằng vị trí đặt xương ghép.
+ Có thể sử dụng xương chậu hoặc xương mác đồng loại hoặc đặt lồng có ghép xương.
- Cố định nẹp vít
- Cầm máu kỹ
- Đặt 01 dẫn lưu
- Đóng các lớp theo giải phẫu
VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT
1. Chăm sóc hậu phẫu:
- Thay băng cách ngày
- Kháng sinh đường tĩnh mạch 7 ngày
- Chống viêm, chống phù nề đường hô hấp
- Rút dẫn lưu sau 48giờ
- Đeo nẹp cổ cứng 4 tuần
2. Phục hồi chức năng
- Lăn trở, thay đổi tư thế dự phòng loét tỳ đè, viêm nhiễm
- Tập vận động thụ động và chủ động
- Tập đi lại sau 3 ngày
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tổn thương khí quản, thực quản, động mạch đốt sống : xử trí bằng phẫu thuật khâu phục hồi trong mổ.
- Tổn thương thần kinh: điều trị nội khoa, theo dõi
- Rò dịch não tủy: điều trị nội khoa
- Nhiễm khuẩn vết mổ: kháng sinh, chăm sóc vết mổ.
(Lượt đọc: 1166)
Tin tức liên quan
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CUNG SAU CỘT SỐNG CỔ TRONG BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG
- BUỘC VÒNG CỐ ĐỊNH C1-C2 LỐI SAU
- PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH C1-C2 ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG C1-C2
- PHẪU THUẬT CẮT U HỐ SAU NGUYÊN BÀO MẠCH MÁU
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP DẪY THẦN KINH VII TRONG BỆNH GIẬT NỬA MẶT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP THẦN KINH V TRONG BỆNH ĐAU NỬA MẶT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U DA ĐẦU THÂM NHIỄM MÀNG CỨNG
- PHẪU THUẬT U THẦN KINH DOẠN NỀN SỌ
- PHẪU THUẬT U XƯƠNG VÒM SỌ
- PHẪU THUẬT U TRONG NHU MÔ NÃO BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều