PHẪU THUẬT GIẢI ÉP, LẤY TVĐĐ CỘT SỐNG CỔ ĐƯỜNG SAU VI PHẪU
(Cập nhật: 26/6/2022)
PHẪU THUẬT GIẢI ÉP, LẤY TVĐĐ CỘT SỐNG CỔ ĐƯỜNG SAU VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ là tình trạng dịch chuyển chỗ của nhân nhầy đĩa đệm vượt quá giới hạn sinh lý của vòng xơ, gây nên sự chèn ép các thành phần lân cận (tủy sống, các rễ thần kinh…). Biểu hiện chính là đau mỏi cổ và hạn chế vận động vùng cột sống và các biểu hiện chèn ép vùng các rễ thần kinh tương ứng như đau tê tay. Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Phẫu thuật giải ép, lấy TVĐĐ cột sống cổ đường sau vi phẫu là một phương pháp đem lại hiệu quả cao mà vẫn giữ được sự vận động bình thường của đĩa
II. CHỈ ĐỊNH
- TVĐĐ cột sống cổ đơn thuần có dấu hiệu chèn ép thần kinh đã điều trị nội khoa không kết quả.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có các nguyên nhân gây chèn ép tủy hoặc rễ không do thoát vị đĩa đệm như: cốt hóa dây chằng dọc sau, dày dây chằng vàng, gai xương thoái hóa hoặc các bệnh lý tủy không do chèn ép tủy do thoát vị đĩa đệm
- Kèm các bệnh lý mạn tính nặng (suy gan, suy thận).
- Người bệnhkhông có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh, mặc dù trên phim Cộng hưởng từ (CHT) rất rõ chèn ép, hoặc lâm sàng và hình ảnh CHT không tương đồng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh và người nhà: được giải thích các nguy cơ, biến chứng trong và sau mổ. Người bệnh: vệ sinh, thụt tháo, bỏ hết nhẫn, hoa tai...
2. Dụng cụ: Máy C-arm, kính vi phẫu, khoan mài, dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa.
3. Hồ sơ: đầy đủ theo quy định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Gây mê nội khí quản
- Tư thế nằm sấp, đặt gối độn dưới ngực, mặt úp lên khung Meyfield để tư thế cổ gập
- Đánh dấu đường rạch da, đường giữa liên gai sau, tương ứng vùng mổ.
- Sát trùng da bằng thuốc sát trùng iot hữu cơ.
- Trải toan vô khuẩn.
- Kiểm tra vị trí đĩa đệm dưới màn tăng sáng trong mổ (C-arm).
- Rạch da vùng đã được đánh dấu, bộc lộ cân cơ cạnh sống.
- Mở cửa sổ xương bằng Kerrison hoặc khoan mài.
- Lắp và sử dụng hệ thống kính hiển vi phẫu thuật.
- Cắt dây chằng vàng bằng Kerrison hoặc Curet có góc. Dây chằng vàng có thể lấy bỏ hoặc để lại sau khi lấy thoát vị như một vách ngăn chống hiện tượng hình thành sẹo sau này với rễ thần kinh.
- Dùng thăm rễ đánh giá, xác định vị trí thoát vị, kích thước khối thoát vị, tương quan của khối thoát vị với rễ thần kinh. Xác định vị trí rễ, vén rễ thần kinh vào trong, tìm vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Cầm máu bằng dao điện lưỡng cự c các thành phầ n tổ chức xung quanh
- Mở đĩa đệm hình chữ thập bằng lưỡi dao nhỏ
- Lấy bỏ khối thoát vị, giải ép rễ thần kinh
- Cầm máu
- Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu
VI. CHĂM SÓC SAU MỔ
- Sau mổ ngày thứ nhất bắt đầu cho người bệnh tập ngồi, có sử dụng nẹp cổ.
- Ngày thứ hai sau mổ cho người bệnh tập đi lại có người đỡ hoặc nạng chống
- Ngày thứ ba có thể ra viện.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tổn thương rễ thần kinh, tổn thương mạch máu, rách màng cứng ...
- Nhiễm trùng vết mổ, chảy máu sau mổ, liệt …
(Lượt đọc: 957)
Tin tức liên quan
- PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CUNG SAU CỘT SỐNG CỔ TRONG BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG
- BUỘC VÒNG CỐ ĐỊNH C1-C2 LỐI SAU
- PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH C1-C2 ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG C1-C2
- PHẪU THUẬT CẮT U HỐ SAU NGUYÊN BÀO MẠCH MÁU
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP DẪY THẦN KINH VII TRONG BỆNH GIẬT NỬA MẶT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP THẦN KINH V TRONG BỆNH ĐAU NỬA MẶT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U DA ĐẦU THÂM NHIỄM MÀNG CỨNG
- PHẪU THUẬT U THẦN KINH DOẠN NỀN SỌ
- PHẪU THUẬT U XƯƠNG VÒM SỌ
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều