PHẪU THUẬT LẤY BỎ VÙNG GÂY ĐỘNG KINH BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
(Cập nhật: 26/6/2022)
PHẪU THUẬT LẤY BỎ VÙNG GÂY ĐỘNG KINH BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
I. ĐẠI CƯƠNG
Động kinh là một bệnh thần kinh thường gặp, chiếm 1% dân số. Bệnh hay gặp ở người trẻ tuổi. Hơn nửa số người bệnh bị động kinh cục bộ nghĩa là bởi những cơn bắt đầu ở một bộ phận cơ thể, trong số đó từ 30 đến 50% kiểm soát được cơn động kinh bằng thuốc và có tới 1/3 số người bệnh có nguy cơ phải phẫu thuật. Tại Việt Nam, phẫu thuật điều trị động kinh đang được nghiên cứu tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh với hệ thống định vị mới được ứng dụng trong những năm gần đây.
Dưới hệ thống định vị, phẫu thuật viên sẽ xác định được chính xác tổn thương, không những hạn chế làm tổn hại đến tổ chức não lành mà còn tránh bỏ sót tổn thương.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Động kinh kháng thuốc: Nghĩa là được điều trị liên tục từ 2 năm trở lên, đúng theo phác đồ của bác sĩ nội thần kinh mà không khỏi.
2. Sự trầm trọng của bệnh: Tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của cơn
3. Có một tổn thương
4. Vùng động kinh có thể phẫu thuật
5. Những yếu tố khác: tuổi, nghề nghiệp…
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Những người bệnh không cho phép gây mê để mổ
III. CHUẨN BỊ
- Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh
- Phương tiện
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật thần kinh
- Hệ thống định vị Navigation
- Kính vi phẫu thuật
- Người bệnh
- Đánh giá lâm sàng cơn động kinh: Phải phối hợp giữa bác sĩ nội thần kinh và ngoại thần kinh, đặc biệt những cơn động kinh cục bộ như động kinh thái dương, động kinh trán hay vùng đỉnh...
- Điện não đồ: Thường quy, 24 giờ, video điện não đồ SEEG, điện cực trong não hay lỗ oval nhằm xác định được sóng động kinh.
- Chẩn đoán hình ảnh: Quan trọng là cộng hưởng từ
+ Cộng hưởng từ 1,5 Tesla trở lên, theo protocol sau:
Sagital T1W(SE), +/- T2*(GE)
Coronal T1 IR, FLAIR, +/- Pd vuông góc với hồi hải mã
Axial FLAIR, T1 không và có tiêm gadolinium. In đĩa CD.
+ PET/CT sọ não: Xác định vùng não giảm chuyển hóa
- Khám tâm lý học thần kinh: Đặc biệt ở những người bệnh bị động kinh từ lâu và dùng thuốc chống động kinh kéo dài. Đây cũng là yếu tố đánh giá sau mổ.
- Hồ sơ bệnh án: Hoàn thiện đầy đủ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu tên tuổi người bệnh, xác định vị trí phẫu thuật, bên phẫu thuật.
2. Kiểm tra người bệnh
Vệ sinh thân thể, cạo tóc hoặc không tùy vị trí và người bệnh, giải thích gia đình người bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh dưới gây mê toàn thân.
- Cố định đầu người bệnh trên khung Mayfield, lắp đặt hệ thống định vị Navigation, xác định vị trí mổ.
- Rạch da và mở xương sọ theo đường mổ đã xác định.
- Mở màng não và lấy tổn thương luôn kiểm tra trên hệ thống định vị.
- Cầm máu, đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.
VI. THEO DÕI
Ngoài theo dõi những tai biến như chảy máu, phù não, nhiễm trùng, liệt vận động… còn theo dõi cơn động kinh sau mổ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Chảy máu: Chụp cắt lớp sọ não kiểm tra, mổ lại để cầm máu khi có chỉ định…
2. Phù não: Hồi sức thở máy, thuốc chống phù não, mổ giải tỏa não…
3. Nhiễm trùng: Kháng sinh theo phác đồ sọ não, tốt nhất theo kháng sinh đồ
4. Động kinh: Thở máy, an thần, thuốc chống động kinh. Duy trì thuốc chống động kinh tối thiểu 2 năm, chỉ ngừng thuốc khi không còn cơn động kinh cả trên lâm sàng và điện não đồ
(Lượt đọc: 1018)
Tin tức liên quan
- PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U NÃO THẤT TƯ BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO TIỂU NÃO BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U LIỀM NÃO BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U HỐ SAU XÂM LẤN XOANG TĨNH MẠCH BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U HỐ SAU KHÔNG XÂM LẪN XOANG TĨNH MẠCH BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U NỘI SỌ VÒM SỌ KHÔNG XÂM LẪN XOANG BƯỚM BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U RÃNH TRƯỢT BẰNG ĐƯỜNG QUA XOANG BƯỚM
- PHẪU THUẬT U RÃNH TRƯỢT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U RÃNH TRƯỢT BẰNG ĐƯỜNG QUA XƯƠNG ĐÁ
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều