Cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột ngày càng gia tăng do bã thức ăn
(Cập nhật: 1/12/2020)
Mới đây, khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh gắp thành công khối bã thức ăn “khủng” trong dạ dày người bệnh.
Bệnh nhân Nguyễn Thị H. 67 tuổi, địa chỉ Phường Hà Tu - TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh thấy đau tức thượng vị kèm chướng bụng, nôn nhiều, đi ngoài phân đen. Bệnh nhân đến khám và được chỉ định nội soi dạ dày. Khi nội soi bác sĩ phát hiện thấy khối bã thức ăn “khủng” đường kính khoảng 6cm, tròn, cứng ngoài ra dạ dày có nhiều ổ loét nông. Chính khối bã thức ăn này ứ đọng trong dạ dày lâu dần to lên gây tình trạng hẹp môn vị và loét dạ dày chảy máu gây xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân đi ngoài phân đen. Để giải quyết triệt để tình trạng này, cần phải lấy khối bã thức ăn ra vì khối này sẽ không thể tự tiêu hay dùng thuốc để tiêu được.
Hình ảnh bã thức ăn kích thước lớn qua nội soi.
Các bác sĩ khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã can thiệp, tiến hành cắt bã thức ăn bằng rọ gắp dị vật có dùng thêm dụng cụ tán cơ học (dùng để tán sỏi mật) vì khối bã thức ăn này cứng nên các dụng cụ cắt thông thường không dùng được. Sau khi bã thức ăn được cắt nhỏ ra từng phần thì dùng vợt bắt lấy và lôi ra ngoài. Khoảng 2 tiếng can thiệp, bã thức ăn đã được lấy hết ra khỏi dạ dày bệnh nhân.
Nội soi can thiệp sử dụng rọ gắp dị vật cắt - gắp bã thức ăn cho bệnh nhân.
Lượng lớn bã thức ăn được lấy ra sau khi được các bác sĩ can thiệp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh – khoa Thăm dò chức năng cho biết: “Từ năm 2017 đến nay, khoa Thăm dò chức năng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và can thiệp rất nhiều trường hợp có bã thức ăn như của bệnh nhân H.. Khi chưa có kĩ thuật can thiệp cắt, gắp bã thức ăn qua nội soi tiêu hóa thì bệnh nhân thường phải mổ nội soi hoặc mổ mở thì mới điều trị triệt để được bệnh lý này. Nhưng kĩ thuật này cũng có nhược điểm là chỉ lấy được bã thức ăn nằm ở phần cao của ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng, còn những trường hợp bã thức ăn gây tắc ruột non thì cần phải can thiệp ngoại khoa.”
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khối bã thức ăn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người già, người mắc bệnh đường tiêu hóa. Hình thành khối bã khi thực phẩm có nhiều chất kết dính như hồng giòn, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ khó tiêu như măng, dưa muối, ... Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Đối với các bệnh nhân có sở thích ăn các loại thực phẩm trên mà có triệu chứng đau tức thượng vị, đầy bụng khó tiêu, nôn nhiều, đi ngoài phân đen thì cần đến khám và nội soi dạ dày để kiểm tra, nếu phát hiện bã thức ăn thì can thiệp sớm tránh các biến chứng đáng tiếc về sau./.
Bs. Vĩnh - Phòng TT&HCQT
(Lượt đọc: 1370)
Tin tức liên quan
- Hội thảo vai trò của Oxaliplatin trong hóa trị ung thư đại trực tràng
- TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CÁCH LY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – THẬN NHÂN TẠO, BỆNH VIỆN ĐK TỈNH QUẢNG NINH
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chủ động kiểm soát tốt dịch Covid-19
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đón tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đến thăm quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận bằng khen về phong trào “Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” của UBND tỉnh năm 2020
- Hiệu quả ứng dụng hệ thống định vị trong phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
- Thẩm định bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh: Hướng tới bệnh viện thông minh không giấy tờ
- Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi giảm đau sau mổ cho người bệnh
- Thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu: Thời đại mới của phương pháp chữa đục thủy tinh thể
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều