PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ VÕM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ VÕM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
I/ ĐẠI CƯƠNG.
- Khe hở vòm miệng không toàn bộ là dị tật bẩm sinh thường gặp.
- Phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng không toàn bộ nhằm tái tạo lại hình thái giải phẫu, tạo điều kiện để phục hồi chức năng.
II/ CHỈ ĐỊNH
- Khe hở vòm miệng không toàn bộ
III/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật
IV/ CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt
- Kíp phẫu thuật
2. Phương tiện
- Bộ phẫu thuật vòm miệng
3. Người bệnh
- Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án: Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản.
4. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn vùng phẫu thuật.
- Mở miệng: Dùng dụng cụ mở miệng chuyên dụng.
- Gây co mạch tại chỗ: Tiêm thuốc tê có adrenalin 1/100.000.
- Rạch niêm mạc vòm miệng: Có 3 phương pháp rạch niêm mạc vòm miệng là Lagenback, Push-back, Furllow.
- Đường rạch theo Push-back như sau:
+ Dùng dao rạch niêm mạc vòm miệng dọc theo 2 bên bờ khe hở, hết chiều dài khe hở.
+ Dùng dao rạch niêm mạc vòm miệng theo đường viền các cổ răng phía vòm miệng.
- Bóc tách vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách vạt niêm mạc vòm miệng hai bên bờ khe hở theo hướng từ trước ra sau sao cho
+ Không làm tổn thương bó mạch khẩu cái sau
+ Giải phóng cân cơ vòm miệng ra khỏi móc bướm.
- Bóc tách vạt niêm mạc nền mũi: Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách vạt niêm mạc nên mũi từ bờ khe hở sang hai bên và từ trước ra sau.
- Cầm máu.
- Khâu phục hồi vòm miệng theo thứ tự:
+ Niêm mạc nền mũi.
+ Cơ căng màn hầu và cơ nâng màn hầu.
+ Niêm mạc vòm miệng.
VI/ THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu: cầm máu
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: cầm máu
- Nhiễm trùng: chăm sóc tại chỗ vết mổ và điều trị kháng sinh toàn thân
(Lượt đọc: 4066)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều