NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH STEVENS- JOHNSON QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
(Cập nhật: 15/11/2017)
NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH STEVENS- JOHNSON QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
I. ĐẠI CƯƠNG
Trong những trường hợp bệnh nhân nặng,có rối loạn tiêu hóa khi cho ăn qua ống thông dạ dày, việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân cần thực hiện qua đường tĩnh mạch. Phải dùng 1 tĩnh mạch lớn để có lưu lượng máu lớn để nhanh chóng hòa loãng dung dịch, tránh kích thích nội mạc tĩnh mạch.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nhân lực
- Gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng
- Mặc áo ,đội mũ, khẩu trang vô khuẩn
2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Người bệnh và gia đình được giải thích kỹ, ký giấy đồng ý thực hiện kỹ thuật
3. Chuẩn bị dụng cụ:
- Bộ dây truyền dịch và các lọ dung dịch nuôi dưỡng
- Bơm truyền đếm giọt, bơm điện tử càng tốt
- Găng tay, bông cồn, băng dính…
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Luồn ống thông tĩnh mạch dưới đòn hay cảnh trong, nối với lọ dung dịch nuôi dưỡng, tốc độ, tỷ lệ các dung dịch truyền khác nhau tuỳ loại.
- Tính lượng calo cần thiết và lượng dịch cho mỗi ngày: Lượng calo: 30 - 35 calo/kg tuỳ theo bệnh.
- Glucose: 20 - 30%, thêm một đơn vị insulin cho 10g glucose.
- Protein: 1,5 - 2g/kg. Với người bệnh cấp cứu nặng cứ 120 - 150 calo cần có 1g nitơ protein.
- Chất béo: 8 - 10% tổng số calo; tỷ lệ glucose/lipid bằng 2/1. (500ml dung dịch lipid cho 550 calo).
- Vitamin: polyvitamin 10ml/ngày; người nghiện rượu cần vitamin B, người bỏng cần vitamin C; tắc ruột, xơ gan cần vitamin K.
- Nước và điện giải: sao cho người bệnh đái mỗi ngày 1,5-2 lít.
- Chế độ nuôi dưỡng tĩnh mạch không nên kéo dài quá 2 tuần.
- Tìm cách phối hợp nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch với truyền thức ăn qua ông thông dạ dày hoặc lỗ mở dạ dày.
- Nếu đường tĩnh mạch trung tâm có chống chỉ định, có thể dùng đường tĩnh mạch ngoại biên trong một thòi gian ngắn; mỗi ngày cho 1000 calo với: 500ml glucose 5%.
- 500ml dung dịch acid amin 5%: 40 giọt/ phút xen kẽ với 500ml dung dịch lipid 10%: 14 giọt/phút.
IV. THEO DÕI
Hàng ngày:
- Tình trạng lâm sàng: cân nặng, huyết áp, mạch, nhịp thở, nước tiểu hàng ngày.
- Số lượng dịch vào ra.
- Các biến chứng.
Hàng tuần:
- Máu: điện giải, urê, đường, creatinin, phosphatase kiềm, GOT, GPT, bilirubin, huyết đồ.
- Nước tiểu: nitơ, urê niệu /24 giờ.
- Bilan nitơ urê niệu (+) từ 0 - 4 g/ngày là đảm bảo cân bằng giữa dị hoá và đồng hoá.
V. XỬ TRÍ
- Tắc ống thông: phải thay hoặc bơm thuốc tiêu cục máu.
- Nhiễm khuẩn: tìm nguyên nhân khác không thấy, phải rút ông thông, cây đầu ống thông.
- Chuyển hoá: Tăng đường máu; dùng thêm insulin.
- GOT, GPT tăng: giảm bớt dung dịch lipid.
(Lượt đọc: 2422)
Tin tức liên quan
- NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH STEVENS-JOHNSON QUA ĐƯỜNG MIỆNG
- HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH LYELL TẬP CO THẮT CƠ TRÒN CHỐNG DÍNH
- HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH STEVENS-JOHNSON TẬP CO THẮT CƠ TRÒN CHỐNG DÍNH
- VỆ SINH VÙNG HẬU MÔN SINH DỤC CHO NGƯỜI BỆNH LYELL
- VỆ SINH VÙNG HẬU MÔN SINH DỤC CHO NGƯỜI BỆNH STEVENS-JOHNSON
- CHĂM SÓC VỆ SINH DA CHO NGƯỜI BỆNH LYELL
- CHĂM SÓC VỆ SINH DA CHO NGƯỜI BỆNH STEVENS-JOHNSON
- CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỆNH LYELL
- CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỆNH STEVENS-JOHNSON
- TRẺ HÓA DA BẰNG TIÊM BOTULINUM TOXIN
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều