QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM PHONG BẾ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
(Cập nhật: 24/6/2022)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM PHONG BẾ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
I. CHỈ ĐỊNH
NB được chẩn đoán đau thần kinh ngoại biên do viêm, sau Zona, sau chấn thương...
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chống chỉ định tuyệt đối:
- Dị ứng với các thành phần của thuốc đã biết trước.
2. Chống chỉ định tương đối:
- Có các bệnh lý nội khoa đi kèm như tiểu đường, suy hô hấp, suy tim, suy gan nặng, suy thận nặng, rối loạn đông máu.
- Đang có thai hoặc cho con bú.
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện
2.1. Phương tiện, dụng cụ:
- Hộp thuốc chống sốc.
- 1 kim pha 18G
- 1 bơm tiêm 5ml.
- 20ml cồn trắng 700 để sát trùng
- Bông sát trùng
- 1 đôi găng tiệt trùng
2.2. Thuốc:
Thuốc: Diprospan, Lidocain
3. Người bệnh
- Giải thích kỹ cho NB rõ về mục tiêu và cách tiến hành quy trình kỹ thuật.
- Cho NB ký phiếu đồng thuận tham gia thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép hồ sơ bệnh án nội trú với các trường hợp NB nội trú. Ghi bệnh án ngoại trú hoặc sổ thủ thuật với NB ngoại trú.
5. Dự kiến thời gian thủ thuật: 15 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Trách nhiệm |
Các bước thực hiện |
Nội dung công việc |
||
---|---|---|---|---|
BS tiêm |
|
|
||
ĐD phụ tiêm |
|
|
||
Bác sĩ tiêm |
![]()
|
|
||
BS tiêm và ĐD phụ tiêm |
|
|
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
Theo dõi mạch, huyết áp và các biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ, ngộ độc thuốc tê.
NB có thể được điều trị lặp lại sau 3 ngày nếu tác dụng giảm đau chưa cải thiện, 1 đợt 3 mũi, tối đa 6 mũi/ năm.
2. Xử trí tai biến
Đa số các tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua, nghĩa là các tác dụng phụ sẽ tự thoái lui mà không cần điều trị đặc hiệu.
Một số trường hợp NB ngộ độc thuốc tê cần xử trí theo phác đồ.
(Lượt đọc: 2278)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều