CẮT MỘT PHẦN BẢN SỐNG TRONG HẸP ỐNG SỐNG CỔ
(Cập nhật: 26/6/2022)
CẮT MỘT PHẦN BẢN SỐNG TRONG HẸP ỐNG SỐNG CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Đây là phương pháp giải ép cung sau cột sống cổ an toàn, tránh làm tổn thương các yếu tố thần kinh xung quanh. Nguyên tắc chính là giải ép an toàn cung sau và một phần diện khớp, lấy bỏ phần chèn ép trên lớp áo ngoài màng cứng và rễ thần kinh trong khi không làm ảnh hưởng đến độ vững của cột sống.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thoát vị đĩa đệm đa tầng hoặc vôi hóa dây chằng dọc sau gây hẹp ống sống cổ
- Dày dây chằng vàng gây hẹp ống sống
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Trên phim chẩn đoán hình ảnh không chứng minh được có sự chèn ép thần kinh tương ứng lâm sàng.
- Các tổn thương da tại chỗ (tư thế nằm), dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa cột sống, thần kinh đã được đào tạo chuyên khoa sâu.
2. Phương tiện
Kính vi phẫu và bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống cổ
3. Người bệnh
Người bệnhcần được giải thích về mục đích, những nguy cơ của phẫu thuật. Vệ sinh vùng mổ sạch sẽ. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Xác định vị trí cần giải ép dựa vào màn huỳnh quang tăng sáng C-arm
- Dùng kìm cắt dây chằng gian gai. Sau đó lấy bỏ một nửa của phần dưới gai sau và hầu hết dây chằng trên gai.
- Làm mỏng cung sau bằng khoan mài hoặc kìm, thực hiện giải ép phần trung tâm của ống sống. Thường sử dụng Kerison và để lại dây chằng vàng để bảo vệ màng cứng.
- Nếu được chỉ định, giải ép lỗ liên hợp được thực hiện bên đối diện của bàn mổ. Sau khi nhìn thấy rễ thần kinh, phần xương phì đại phủ lên trên được lấy bỏ bởi Kerrison.
- Giải ép đạt yêu cầu khi kiểm tra bằng que thăm đầu tù, các thành phần thần kinh trong lỗ liên hợp.
- Cầm máu cần đạt được trước khi đóng vết mổ. Phối hợp giữa spongels, dao đốt lưỡng cực có thể sử dụng để cầm máu ngoài màng cứng.
- Đặt dẫn lưu sau mổ, khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu
VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT
Người bệnh được nằm nghỉ tại giường sau mổ 1 – 2 ngày. Sau đó, đi lại nhẹ nhàng với nẹp cổ. Duy trì nẹp cổ sau 04 tuần. Hướng dẫn người bệnh tập vận động phối hợp.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Việc kéo rễ thần kinh quá mức hoặc đè ép nhiều trong quá trình giải ép có thể dẫn đến rách màng cứng, hoặc giải ép không đủ rộng.
Nếu rách màng cứng xẩy ra có thể vá trực tiếp hay sử dụng mảnh cân ghép. Keo fibrin có thể phủ lên chỗ vá màng cứng.
(Lượt đọc: 942)
Tin tức liên quan
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP, LẤY TVĐĐ CỘT SỐNG CỔ ĐƯỜNG SAU VI PHẪU
- PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CUNG SAU CỘT SỐNG CỔ TRONG BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG
- BUỘC VÒNG CỐ ĐỊNH C1-C2 LỐI SAU
- PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH C1-C2 ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG C1-C2
- PHẪU THUẬT CẮT U HỐ SAU NGUYÊN BÀO MẠCH MÁU
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP DẪY THẦN KINH VII TRONG BỆNH GIẬT NỬA MẶT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP THẦN KINH V TRONG BỆNH ĐAU NỬA MẶT BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT U DA ĐẦU THÂM NHIỄM MÀNG CỨNG
- PHẪU THUẬT U THẦN KINH DOẠN NỀN SỌ
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều