PHẪU THUẬT LẤY ĐĨA ĐỆM, GHÉP XƯƠNG VÀ CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ (ACDF)
(Cập nhật: 26/6/2022)
PHẪU THUẬT LẤY ĐĨA ĐỆM, GHÉP XƯƠNG VÀ CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ (ACDF)
I. ĐẠI CƯƠNG
Cột sống cổ gồm có 7 đốt sống và rất dễ tổn thương khi có lực tác động mạnh. Phẫu thuật lấy đĩa đệm cột sống cổ đường trước, ghép xương và nẹp vít cố định được thực hiện từ năm 1950 bởi Smith và Robinson. Phương pháp này đã chứng minh được nhiều ưu điểm và được dần hoàn thiện cho tới ngày nay vẫn được ứng dụng rất rộng rãi ở các trung tâm phẫu thuật cột sống trên thế giới.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đau kiểu rễ dai dẳng, tái phát hơn 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa
- Liệt thần kinh tiến triển
- Hình ảnh cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ phù hợp với lâm sàng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Hẹp ống sống cổ đa tầng
- Nhiễm trùng vùng cổ trước
- Cốt hóa dây chằng dọc sau
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa cột sống được đào tạo.
2. Phương tiện: máy C.arm, khoan mài, nẹp vít cột sống và dụng cụ phẫu thuật cột sống chuyên dụng
3. Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ, nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6h
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của bệnh viện
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Người bệnh gây mê nội khí quản, nằm ngửa cổ ưỡn tối đa, cố định đầu trên khung Mayfield.
- Rạch da cổ trước bên phải hoặc bên trái bờ trong cơ ức đòn chũm.
- Tách cân cơ, vén thực quản, khí quản vào trong, động mạch cảnh ra ngoài.
- Xác định tổn thương trên C - arm
- Đặt bộ vén, mồi vào đốt sống trên và dưới đĩa tổn thương.
- Lấy đĩa tổn thương, kiểm tra sự rộng rãi của tủy bằng móc thần kinh.
- Đặt miếng ghép xương chậu hoặc cage vào vị trí đĩa vừa lấy, nẹp vít đốt sống trên và dưới đĩa tổn thương.
- Đặt dẫn lưu, đóng cân dưới da cổ, khâu da.
VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT
- Đặt nẹp cổ từ 6 – 8 tuần.
- Điều trị kháng sinh 5 – 7 ngày sau mổ.
- Rút dẫn lưu sau 48h.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Tổn thương thực quản
- Nhẹ: nuốt vướng, khó nuốt, nôn ra máu
- Nặng: thủng thực quản
- Nguyên nhân: co kéo thô bạo, cắt vào thực quản
- Cách xử trí:
+ Nhẹ: tự hết sau 2 – 4 ngày, đặt ống thông dạ dày, theo dõi sát toàn trạng, vùng mổ.
+ Nặng: khâu lại thực quản, mở thông dạ dày nuôi ăn.
2. Tổn thương động mạch cảnh
- Nguyên nhân: do phẫu tích không đúng theo các lớp giải phẫu
- Xử trí: khâu lại động mạch, sử dụng thuốc chống đông sau phẫu thuật
3. Tổn thương thần kinh quặt ngƣợc
- Biểu hiện: nói khàn, khó nói
- Phòng tránh: thường đi đường cổ trước bên trái, phẫu tích theo đúng các
lớp giải phẫu.
4. Tổn thương khí quản
- Nguyên nhân: do kéo thô bạo, đi không dung theo lớp giải phẫu
- Xử trí: khâu lại chỗ thủng khí quản, đặt nội khí quản kéo dài
(Lượt đọc: 1420)
Tin tức liên quan
- PHẪU THUẬT CẮT THÂN ĐỐT SỐNG, GHÉP XƯƠNG VÀ CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ (ACCF)
- PHẪU THUẬT THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO CỘT SỐNG CỔ
- KÉO CỘT SỐNG BẰNG KHUNG HALO
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP, GHÉP XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT VÀ CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ ĐƯỜNG TRƯỚC
- CẮT MỘT PHẦN BẢN SỐNG TRONG HẸP ỐNG SỐNG CỔ
- PHẪU THUẬT GIẢI ÉP, LẤY TVĐĐ CỘT SỐNG CỔ ĐƯỜNG SAU VI PHẪU
- PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CUNG SAU CỘT SỐNG CỔ TRONG BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG
- BUỘC VÒNG CỐ ĐỊNH C1-C2 LỐI SAU
- PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH C1-C2 ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG C1-C2
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều